10 thành phố giàu có nhất thế giới
Mỹ có tới 3 đại diện nằm trong bảng xếp hạng. Trong đó, New York đang là thành phố có nhiều triệu phú nhất trên thế giới.
Thành phố New York là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNBC, Henley & Partners vừa công bố báo cáo thường niên về các thành phố giàu có nhất thế giới. Những kết luận có trong bảng xếp hạng dựa trên lượng triệu phú USD đã tăng lên trong 10 năm qua (2012-2022) tại các thành phố lớn trên toàn cầu.
Dữ liệu được thu thập từ 97 thành phố tại 9 khu vực trên toàn thế giới. Báo cáo xếp hạng các thành phố dựa trên thói quen chi tiêu của hơn 150.000 cá nhân giàu có. Những người này không chỉ sở hữu khối tài sản lớn mà còn có địa vị cao như chủ tịch, CEO và nhà sáng lập.
Tính đến 31/12/2022, thành phố New York (Mỹ) đứng ở vị trí thứ nhất trong danh sách với 340.000 triệu phú và 58 tỷ phú.
Thành phố được mệnh danh là "Big Apple" là một trong những trung tâm tài chính của xứ cờ hoa và sở hữu tới hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường (NYSE và Nasdaq). Tại đây, giá một căn hộ cao cấp có thể vượt quá 27.000 USD/m2.
Thành phố giàu có thứ 2 trong danh sách là Tokyo (Nhật Bản). Nơi đây có 290.300 triệu phú và 14 tỷ phú.
Khu vực vịnh San Francisco (Mỹ) đứng thứ 3 trong danh sách nhờ việc các chuyên viên công nghệ được trả lương cao ở Thung lũng Silicon. Tại đây có hơn 285.000 triệu phú và 63 tỷ phú. Xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là London (Anh) và Singapore.
Hiện thành phố Sydney (Australia) đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Tuy nhiên, Henley & Partners dự kiến nơi này sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Số lượng tài sản của giới siêu giàu tại đây đã tăng mạnh trong 20 năm qua. Ngoài ra, thành phố này cũng đang nhanh chóng trở thành một trong những khu vực giàu có nhất ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Công ty này nhận định Sydney có thể sẽ lọt vào danh sách 5 thành phố giàu có nhất thế giới vào năm 2040.
Trong danh sách 97 thành phố mà Henley & Partners tổng hợp, Mỹ đóng góp tới 15 đại diện và cũng là quốc gia có nhiều thành phố giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc lại có tới 3 địa danh nằm trong bảng xếp hạng 10 thành phố có lượng người giàu gia tăng nhanh nhất thế giới.
Đáng chú ý, Hàng Châu (Trung Quốc), Austin (Mỹ) và Thâm Quyến (Trung Quốc) là ba thành phố lượng người giàu gia tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2012-2022.
Ngược lại, một số khu vực như Moscow, St. Petersburg của Nga, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Hong Kong (Trung Quốc), London (Anh) lại ghi nhận lượng người giàu giảm mạnh trong cùng giai đoạn.
Trong đó, Hong Kong từng là thành phố giàu có thứ 4 trên thế giới vào năm 2012. Tuy nhiên, thành phố này đã tụt xuống vị trí thứ 7 trong năm 2022.
7 công viên bỏ hoang ấn tượng trên thế giới
Berliner Spreepark (Đức):
Berliner Spreepark (Đức): Được đặt tên theo dòng sông Spree gần đó, công viên này hoạt động từ năm 1969 đến năm 2001. Giờ đây, phần mặt đất là công viên công cộng lớn, với những tuyến đường đi bộ qua các tàu lượn không còn hoạt động, hay trải nghiệm các chuyến đi bằng cano có hướng dẫn viên của Backstagetourism. Chính quyền thành phố Berlin đã tuyên bố kế hoạch bảo tồn và cải tạo một số điểm tham quan tại đây, đặc biệt là vòng xoay Ferris. Ảnh: Tipberlin.
Mimaland (Malaysia):
Mimaland (Malaysia): Nằm ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia In Miniature Land (hay còn gọi là Mimaland) hoạt động từ 1975 đến 1994. Được coi là công viên giải trí chủ đề đầu tiên ở Đông Nam Á, nơi này có một hồ nước nhân tạo, một hồ bơi có máng trượt khổng lồ và Vương quốc Động vật Tiền sử. Công viên bị đóng cửa sau một vụ lở bùn và do các vấn đề an toàn khác. Ảnh: Imagoimages.
Công viên chủ đề Camelot (Anh):
Công viên chủ đề Camelot (Anh): Vương quốc Màu nhiệm Camelot được xây dựng theo câu chuyện về Vua Arthur và các hiệp sĩ Bàn Tròn cạnh hồ nước ở vùng Lancashire. Trước đây, công viên có các diễn viên đóng vai hiệp sĩ cưỡi ngựa qua lại, chương trình ảo thuật của Merlin, các tàu lượn siêu tốc và chương trình biểu diễn khác theo chủ đề Trung cổ. Sau khi trở nên hoang tàn, khu vực này trở thành điểm tham quan lái xe chủ đề xác sống, giờ được cải tạo thành Scare City, trải nghiệm đi bộ kinh dị giữa đống đổ nát của Camelot. Ảnh: Alamy.
Six Flags New Orleans (Louisiana, Mỹ):
Six Flags New Orleans (Louisiana, Mỹ): Mở cửa từ năm 2000, công viên này đã bị ngập nặng và hư hỏng sau bão Katrina năm 2005. Trước đó, công viên được chia làm 6 chủ đề, gồm cả khu vực dành cho các nhân vật siêu anh hùng của DC Comics và nhân vật hoạt hình Looney Tunes. Sau hơn 2 thập kỷ bỏ hoang, những tàu lượn siêu tốc vẫn nằm im lìm. Tháng 3, thành phố New Orleans tuyên bố đã thỏa thuận với các nhà phát triển tư nhân để cải tạo nơi này thành phim trường, khu phức hợp thể thao và trung tâm giải trí gia đình. Ảnh: Themeparktourist.
Nara Dreamland (Nhật Bản):
Nara Dreamland (Nhật Bản): Nằm ở ngoại ô thành phố Nara lịch sử, công viên này mở cửa năm 1961 phỏng theo Disneyland, với các điểm tham quan hút khách như lâu đài Người Đẹp Ngủ Trong Rừng, Tomorrowland, tàu Adventure Jungle. Nara Dreamland hoạt động ổn thỏa cho đến khi Tokyo Disneyland mở cửa năm 1983 và bắt đầu thưa khách. Công viên đóng cửa năm 2006 và trở thành điểm đến được những người khám phá đô thị yêu thích, cho đến khi bị tháo dỡ vào khoảng một thập kỷ sau. Ảnh: Jordy Meow/Offbeat Japan.
Yongma Land (Hàn Quốc):
Yongma Land (Hàn Quốc): Công viên giải trí chủ đề này nằm ở Seoul, hoạt động từ năm 1980 đến năm 2011. Sau khi bị bỏ hoang, Yongma Land vẫn thu phí vào cửa 10.000 won, do đây là địa điểm được ưa chuộng cho các chương trình truyền hình, chụp ảnh thời trang và đám cưới. Ảnh: Thekoreanlass.
Hồ Thủy Tiên (Việt Nam):
Hồ Thủy Tiên (Việt Nam): Hoạt động từ năm 2004 đến năm 2011, công viên nước gần thành phố Huế này gây ấn tượng với con rồng xi măng khổng lồ trên hồ nước. Gần đây, nơi này là điểm đến không chính thức, thu hút nhiều người chụp ảnh do mang lại cảm giác là một di tích cổ xưa, lâu đời. Ảnh: Điền Quang.