Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải

14 Tháng 01, 2022 | 13:47

Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Mông, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 2.
Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 3.

Nằm trong các hoạt động đón mừng năm mới, chào mừng sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sáng 1/1, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ hội giã bánh dày.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 4.

Với người Kinh, bánh Chưng là biểu tượng cho Tết, cho trái đất vuông tròn đầy đủ, còn với người Mông bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 5.

Bánh dày truyền thống của người Mông được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo. Thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp. Gạo đồ xôi làm bánh dày được giã thủ công, do vậy khi thóc phơi cũng phải đủ nhiệt độ để khi xay sát hạt gạo không bị gẫy nát mà vẫn giữ được vị thơm ngon, còn nguyên lớp mịn bám ngoài hạt gạo để tăng hương thơm và và độ dẻo cho bánh.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 6.

Gạo nếp được vo qua, ngâm bằng nước suối nguồn từ 2 đến 3 tiếng sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào chõ để đồ xôi. Cối giã bánh dày được làm bằng thân cây gỗ chắc thớ mịn và khoét rỗng ruột như chiếc thuyền độc mộc.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 7.
Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 8.
Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 9.

Tranh thủ khi nóng phải giã thật nhanh cho thật mịn nếu để nguội thì khó thực hiện, yêu cầu là người giã phải khỏe mạnh và khéo léo.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 10.

Sau khi giã thật nhuyễn họ nặn thành từng nắm để cho vào mẹt, với bàn tay khéo léo và tỉ mỉ thường là của người phụ nữ nặn thành từng cái hình tròn dẹt, khum khum và cho vào mẹt có quấn theo lá dong tươi hay lá chuối xanh để ngăn những chiếc bánh kết dính với nhau.

Độc đáo Lễ hội giã bánh dày ở vùng cao Mù Cang Chải - Ảnh 11.

Đến với Mù Cang Chải, mỗi du khách đều không thể bỏ qua đặc sản bánh dày chấm với mật ong. Đây là một cách thưởng thức mà bất cứ ai cũng khó có thể quên về đặc sản bánh dày của dân tộc Mông. Đặc biệt là vào ngày Tết của người Mông Mù Cang Chải, khi đến chơi nhà dù là người lạ hay người thân đều có quà bánh dày để mang về, mặc dù nhà nào cũng giã cho ngày Tết nhưng đó là tấm lòng của gia chủ mong muốn người nhận có một năm mới an khang sung túc, làm ăn được mùa.

Theo Ngân An- Ảnh, clip: Ánh Ngọc (vietnamnet.vn)

Viết bình luận

CHUYÊN TRANG PHỤ NỮ

Email: phunu@nld.com.vn

NHẬN EMAIL MỚI HÀNG NGÀY

Đăng ký nhận tin mỗi ngày từ chuyên phụ nữ

Giấy phép số 115/GP- BTTTT cấp ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tổng Biên tập: TÔ ĐÌNH TUÂN
Địa chỉ: 123 - 127 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 - TPHCM, Điện thoại: 028-3930.6262 / 028-3930.5376, Fax: 028-3930.4707. Email: toasoan@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động. Các website khác đã được chúng tôi đồng ý cho khai thác thông tin, khi đăng lại phải ghi rõ nguồn: Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).