Kinh nghiệm du lịch Phú Yên tự túc giá rẻ năm 2018 dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin như đến Phú Yên cần những gì? Ăn gì khi đến Phú Yên? Đến Phú Yên nên đi đâu,... cho những ai đang muốn đặt chân đến vùng đất này.
1. Cách di chuyển
Có rất nhiều cách di chuyển tới Phú Yên như máy bay, xe khách và tàu hỏa. Tùy vào độ xa gần và sở thích của mỗi người để lựa chọn hình thức di chuyển cho hợp lý.
Xe khách: Mua vé tại bến xe miền Đông, Sài Gòn. Giá từ 180.000 đến 300.000 đồng một vé.
Tàu hỏa: Từ Hà Nội các bạn di chuyển bằng tàu hỏa tuyến ga Hà Nội – Phú Yên. Để tiết kiệm thời gian du lịch Phú Yên các bạn nên đi tàu SE3 chạy vào 10h tối và đến khoảng 8h30 tối hôm sau thì đến ga Phú Yên.
Từ TP.HCM các bạn có thể tới Phú Yên bằng tàu SE2 và SE4, nên đi tàu đêm để tới Phú Yên vào sáng hôm sau.
Máy bay: Có thể bay từ Hà Nội hoặc Sài Gòn tới Tuy Hòa. Giá vé dao động 1-1,5 triệu đồng. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 10 km nên bạn phải thuê xe ôm hoặc taxi để di chuyển tiếp.
Phương tiện di chuyển khi tới Phú Yên
Khi di chuyển tới Phú Yên du khách có thể tham quan du lịch bằng taxi hay xe máy. Giá thuê xe máy vào khoảng 80.000 đến 120.000 tùy vào loại xe.
2. Nên du lịch vào mùa nào?
Khí hậu Phú Yên có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa trong khoảng tháng 9 – 12. Vì vậy, nếu muốn có một chuyến đi lý tưởng khi du lịch Phú Yên nên đi vào mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Ngoài ra, du khách có thể thu xếp đi vào những dịp lễ hội, lắng nghe hát bài chòi – một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3. Đi đâu?
Bãi Xép
Bãi Xép là một trong những địa điểm nhất định phải đi khi du lịch Phú Yên. Bãi Xép cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 14km về phía Bắc. Từ thành phố Tuy Hòa chạy thẳng theo đường Lê Duẩn để tới huyện Tuy An. Đây là cung đường rộng rãi, mát mẻ, được dân phượt rất yêu thích bởi nó được bao quanh bởi những rặng dương biển hai bên đường vô cùng đẹp mắt.
Bãi Xép
Địa điểm du lịch Phú Yên này vốn là một chốn hẹn hò lý tưởng của những cặp tình nhân trong những buổi chiều hoàng hôn lãng mạn. Bãi Xép tuy chỉ dài khoảng 500m nhưng lại mang một vẻ đẹp hữu tình với hai bãi đá bao bọc ở hai đầu bãi biển. Bãi đá nhấp nhô, gập ghềnh, bãi bên trái chạy lấn ra phía biển tạo nên một tổng thể không gian mới lạ, vừa giúp chắn gió.
Gành Đá Đĩa, gành Đèn
Địa điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng phải kể đến thắng cảnh gành Đá Đĩa độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam. Nhìn từ xa, gành Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Bãi đá với hàng nghìn, hàng nghìn những phiến đá ấy, óng lên màu đen huyền bí nổi bật giữa nước biển xanh ngắt và những con sóng vỗ trắng xóa. Cách gành Đá Dĩa không xa là gành Đèn với ít người lui tới nhưng khung cảnh cũng kỳ vĩ không kém làm say lòng biết bao người khi đã từng chiêm ngưỡng.
Địa điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng phải kể đến thắng cảnh gành Đá Đĩa
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, từ khóa “rêu xanh xóm Rớ” có lẽ là “nóng” nhất khi nói về Phú Yên. Du khách gần xa, đặc biệt là các bạn trẻ thi nhau truyền những hình ảnh độc đáo của các tảng đá bám đầy rêu xanh ngắt gây nhiều cảm hứng.
Dọc bờ kè chắn sóng, triều cường khu vực xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) bỗng dưng rêu xanh lên đầy, tạo nên một khung cảnh đẹp. Khi triều xuống chúng nổi lên xanh tươi, lung linh, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời, một hình ảnh không thể đẹp hơn khi lọt vào ống kính nhiếp ảnh.
Kè chắn sóng Xóm Rớ
Đập Đồng Cam
Đập Đồng Cam nằm phía Tây huyện Phú Hòa, dài 688m với hơn 2.500 hạng mục lớn nhỏ, có hai kênh dẫn nước là kênh Chính Bắc và Nam tưới tiêu cho cả vùng lúa Tuy Hòa rộng 220 km². Đồng Cam là công trình có giá trị thẩm mỹ lẫn kỹ thuật rất cao. Đập có ý nghĩa về mặt kinh tế, lịch sử cộng với cảnh quan tươi đẹp, kiến trúc độc đáo.
Những viên đá chẻ dùng để xây đập, không viên nào giống viên nào, bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật trong quá trình xây dựng. Mặt đập xây theo kiểu tổ ong, mỗi viên đá chỉ được xếp cách nhau đều đặn 2cm, làm ta liên tưởng đến chiều dài thân đập là miếng sáp ong khổng lồ. Khi làn nước nhẹ tràn qua ánh lên một màn bạc, làm mải mê du khách đến nơi đây. Hàng năm vào mùng 8 Tết Nguyên Đán có lễ hội nhằm tri ân những người đã xây dựng nên đập, thu hút rất đông du khách gần xa đến tham quan, du ngoạn xuân.
Đèo Cả
Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung với khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ. Tên “Đèo Cả” có khi Pháp đang xây Quốc lộ 1A. Thời tiết ở đây nhiều mưa và nhiều mây, tạo ra nhiều thực vật đặt biệt. Trước kia, khu này là một nơi sản xuất trầm hương và kỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.
Bãi Môn
Nếu có cơ hội tới với Phú Yên, hãy một lần đi ngắm bình mình hay hoàng hôn ở Bãi Môn. Nằm cách Tuy Hòa 35km về phía Đông Nam, Bãi Môn đẹp hùng vĩ, hoang sơ, nằm bên chân Hải Đăng Mũi Điện, thôn Phước Tâm, xã Hòa Tâm, Tuy Hòa. Du khách đặt chân đến nơi đây đều phải trầm trồ bởi bức tranh hài hoa giữa biển và núi, xa xa là ánh đèn hải đăng tỏa sáng hằng đêm cho tàu thuyền qua lại.
Du khách có thể đến với Bãi Môn theo hai con đường: Từ thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A khoảng 23km về phía Đông Nam hoặc theo hướng từ Nha Trang theo quốc lộ 1A khoảng 100km về phía Đông Bắc, du khách sẽ tới lưng chừng Đèo Cả, tiếp tục theo con đường Phước Tân – bãi Ngà và xuyên qua rừng dừa khoảng 12km thì sẽ tới Bãi Môn.
Tháp Nhạn
Tháp Nhạn là một tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12
Tháp Nhạn là một tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Phần bên trong là một am nhỏ thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời hậu Lê. Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên dòng Đà giang hùng vĩ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn – Sông Đà Rằng.
4. Nên ăn gì?
Sò huyết đầm Ô Loan
Sò huyết đầm Ô Loan là một trong những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Phú Yên. Sò huyết đầm Ô Loan ở Phú Yên to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo… Khi đó, bạn có thể vừa ăn sò huyết, vừa có thể nói đủ thứ chuyện và ngắm trời mây non nước, cảm giác thật sự rất thi vị.
Sò huyết
Bánh ướt chả bò, bánh ướt lòng heo
Đây là một món ăn sáng dân dã cần phải ăn khi du lịch Phú Yên. Bánh không thể thiếu được ba phần sau đây: Bánh hỏi, chả bò/lòng heo và nước mắm. Bánh có cách chế biến như bánh tráng nhưng được ăn khi bánh còn ướt nên được gọi là bánh ướt. Tuy chỉ có hai nguyên liệu kết hợp với nhau nhưng cách chế biến lại không hề đơn giản.
Bánh ướt chả bò
Mặc dù chỉ là món ăn sáng bình dân nhưng bánh được bày biện rất cầu kì, đẹp mắt và không thể thiếu đi chén nước chấm có vị ngọt ngọt, chua chua cay cay rất đâm đà.
Chả dông
Phú Yên nói đến món ăn đặc sản được chế biến từ con dông phải nói đến món chả dông ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa. Thịt dông sau khi làm sạch được bằm nhuyễn hay quết dẻo cùng các loại gia vị như: ớt bột, hành, tiêu, tỏi, mỡ heo hay dầu ăn.
Sau đó trộn hỗn hợp thịt dông cùng gia vị với một ít nấm mèo và bách thảo đã cắt nhỏ, rồi dùng bánh tráng mỏng cuốn thành những cuốn bằng ngón tay trỏ, bỏ vào chảo dầu chiên dòn. Chả dông Phú Lâm thường ăn kèm với rau sống Ngọc Lãng – địa phương trồng rau sạch và ngon có tiếng ở Phú Yên.
Chả dông
Bánh canh hẹ
Du lịch Phú Yên nhất định không thể bỏ quan món bánh canh hẹ. Bánh canh hẹ Phú Yên có hình thức như bánh canh chả cá ở các vùng khác nhưng điểm khác biệt ở đây chính là bánh canh có màu xanh mướt và vị cay của hẹ chứ không có vị ngò như ở những nơi khác.
Trên đây là tất cả kinh nghiệm du lịch Phú Yên tự túc giá rẻ năm 2018, gợi ý cho những ai đang muốn du lịch Phú Yên khám phá mảnh đất yên bình này trong năm nay.