Không nên ăn quá 2 tiếng
Lẩu là món ăn lai rai nên người ta thường ăn uống kết hợp trò chuyện trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc ăn lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa. Do đó, bạn chỉ nên ngồi không quá 2 tiếng.
Tối đa chỉ nên ăn một tuần một lần
Lẩu có nhiều loại gia vị, nhiều mỡ, nhiều đạm nên không thể ăn thường xuyên, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi tuần một lần.
Thay nước lẩu sau một tiếng
Nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể, nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi
Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, chúng sẽ "đánh nhau", gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Lẩu thịt dê không ăn cùng giấm
Lẩu thịt dê không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy, làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Chỉ nhúng tái
Lẩu là món ăn nóng sốt, tai tái là được bởi như vậy mới ngon, ngọt. Nhưng đồ ăn chưa chín có thể khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... Do đó, ngoài thịt bò thì tất cả các món còn bạn, bạn cần ăn khi chín thực sự.
Cẩn thận ăn nhầm rau dại, rau độc
Khi ăn, bạn không nên chọn những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí... Đặc biệt, cần để ý tới các loại rau khác thường, rau dại. Rất nhiều loại rau dại mọc xen kẽ, có hình dáng na ná các loại rau bình thường. Chúng rất dễ ngộ độc. Ví dụ: dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng...
Không nhúng củ cải và mộc nhĩ cùng lúc
Hai loại này khi kết hợp với nhau có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.
Nên ăn thêm tinh bột
Lẩu rất giàu protein và chất béo. Do đó, bạn nên ăn kèm cơm, bún, mỳ để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Những người không nên ăn lẩu
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.
Một số lưu ý khác
Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác. Lẩu ốc cần có rau tía tô thái, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.
Với lẩu gà, bạn nên ăn kèm rau ngải cứu (kết hợp với gà tạo thành vị thuốc rất tốt), rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, bông súng, nấm... Lẩu bò ăn kèm các loại rau cần, rau cải cúc, cải ngọt, cải thảo, hành tây, khoai môn, nấm... Lẩu vịt nên ăn kèm cọng rau muống và rau ngổ.
Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi khác như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt.