Tuy nhiên, tôi biết anh ta vẫn lén lút gặp gỡ, thậm chí đi nhà nghỉ với người tình ngày càng nhiều. Không thể chịu đựng được nữa, tôi muốn "đánh ghen" Tôi muốn cho cô ta biết được rằng, việc phá hoại hạnh phúc của gia đình tôi là vi phạm pháp luật. Tôi định thuê người "dằn mặt" nhưng không biết hành vi đó có sai phạm không. Xin hãy chỉ cho tôi cách nào vừa "đánh ghen" để cô ấy tránh xa chồng tôi mà tôi vẫn không vi phạm pháp luật.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
"Đánh ghen" không phải là một khái niệm được quy định trong các văn bản pháp luật. Không có một chế tài quy định trực tiếp cho việc "đánh ghen". Tuy nhiên, việc đánh ghen được hiểu là hành động phản ứng lại của vợ/chồng đối với tình nhân của người còn lại khi người đó ngoại tình.
Đánh ghen được thực hiện, bộc lộ qua nhiều phương thức như: Cử chỉ, lời nói, hành động trực tiếp hoặc gián tiếp. Những hành vi này nếu không phù hợp với chuẩn mực và vượt sự cho phép của pháp luật thì rất có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a khoản 2 nghị định 167/2013/NĐCP; Hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự như Tội làm nhục người khác ở Điều 155 BLHS, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS hiện hành.
Mặt khác, để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, pháp luật đã quy định chế tài đối với các hành vi vi phạm thông qua xử lý vi hành chính, hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, những người có hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Nếu các hành vi này gây hậu quả nặng nề hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo trình bày thì bạn đã có ứng xử phù hợp và chồng cũng đã hứa từ bỏ nhưng không thực hiện. Việc bạn muốn "đánh ghen" để xử lý tận gốc thì cũng nên cân nhắc. Trong phạm vi tư vấn nội dung này, tạm thời chúng tôi trình bày về việc "đánh ghen" đúng pháp luật. Cần loại trừ ngay hành động "đánh". Dù bất cứ ai khác có sai trái trước pháp luật mà không thuộc trường hợp phải phòng vệ hay bắt giữ hay ngăn chặn 1 hành vi vi phạm pháp luật tức thời được pháp luật quy định thì việc đánh người khác là sai.
Tôi muốn đánh ghen hợp pháp. Khi phát hiện ra chồng mình ngoại tình với một người phụ nữ khác qua những tin nhắn mùi mẫn mà anh ta quên chưa xóa. Sau khi nói chuyện, chồng tôi hứa sẽ dừng lại, không tiếp tục mối quan hệ đó nữa.
Theo tôi, trước tiên bạn phải thu thập được chứng cứ xác đáng chứng minh quan hệ ngoại tình của chồng với tình nhân. Sau đó tiến hành tố cáo đến các cơ quan chức năng (có thể lựa chọn cơ quan công an hoặc UBND cấp xã) hoặc cơ quan làm việc của chồng (cần lưu ý về hậu họa của sự tố cáo này và sử dụng khi không còn cách nào khác). Tố cáo hành vi ngoại tình có thể coi là phương án cuối cùng nếu không thể tự mình giải quyết. Do đó, trước khi thực hiện việc tố cáo, bạn có thể nói chuyện thẳng thắn, tử tế với tình nhân và chồng, có thể nhờ đến các tổ chức xã hội can thiệp và làm công tác tư tưởng. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo mình sử dụng các ngôn từ lịch sự không mạt sát, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tránh trường hợp vi phạm pháp luật trong cuộc nói chuyện.
Ngoài ra, để chắc chắn các thông tin đã thu thập đều được sử dụng làm chứng cứ trước các cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể yêu cầu cơ quan Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi theo quy định tại Văn bản hợp nhất 7821/VBHN-BTP nghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ghen tuông và "đánh ghen" là các hoạt động nhạy cảm, ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội mà quan trọng nhất là giữ gìn hôn nhân, hạnh phúc gia đình vì vậy bạn cần phải cân đối sự thiệt hơn lẫn hậu họa.