Ám ảnh khi bị sàm sỡ
L.T, nữ sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, chia sẻ câu chuyện khi đi tàu hỏa từ TP.HCM về Khánh Hòa cách đây không lâu đã bị một hành khách khác giới đụng chạm những khu vực nhạy cảm của cơ thể. Cô cho biết: "Người khách này ngồi bên cạnh, lợi dụng lúc mình ngủ vì quá mệt, đã đưa tay "lung tung". Khi mình tỉnh giấc phát hiện thì người này thản nhiên nhìn mình như không có chuyện gì xảy ra. Tức lắm nhưng không biết làm gì cả".
Nhiều bạn trẻ, cả nam lẫn nữ, đã từng gặp tình cảnh tương tự. Và trong số họ không ít người chẳng biết phải xử lý tình huống đó như thế nào.
"Ngày 14.1, mình đi xe buýt 150 từ Q.3 về Q.Thủ Đức. Vì xe không còn chỗ trống nên đành đứng. Vậy là trở thành nạn nhân của kẻ biến thái đứng sau. Anh ta dùng hết "động tác này", "cử chỉ kia" để đụng chạm vào cơ thể mình", Trọng Đại, nam sinh viên Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, kể.
Nạn nhân của hành vi quấy rối thường bị ám ảnh trong thời gian dài ẢNH CẮT TỪ CLIP
Tương tự, Nguyễn Quỳnh Anh, sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, cũng từng trở thành nạn nhân của những kẻ có hành vi không đúng mực. "Mới đây mình đi xe khách từ TP.HCM về Tiền Giang. Dù là xe giường nằm, khoảng cách các giường khá xa, nhưng người nằm giường bên cạnh vẫn với tay đụng chạm cơ thể mình.
Vì ghế nằm ở phía cuối nên người này thản nhiên sàm sỡ mà không sợ bị để ý", cô kể và thú thực: "Mình im lặng làm ngơ, và quyết định không ngủ nữa để người ấy không dám làm gì. Mình cũng chẳng dám la lên hay chỉ mặt cảnh cáo, vì lo sợ bị trả thù khi xuống xe".Hỏi Đại đã xử lý tình huống đó thế nào, nam sinh này thú thật: "Sau vài lần bị đụng chạm như thế mới biết họ cố ý. Mình chỉ biết im lặng đi chỗ khác đứng, chứ nói ra thì ngại với mọi người".
Nữ sinh này cũng kể thêm khi đi xe buýt đến trường từng bị một nam thanh niên liên tục nhìn chằm chằm vào cơ thể khiến cô hoảng loạn.
Theo khảo sát của người viết đối với nhiều sinh viên ở TP.HCM, hỏi điều gì khiến họ lo lắng nhất khi đi xe buýt, bên cạnh việc bị móc túi thì nạn sàm sỡ, quấy rối tình dục chính là nỗi sợ hãi và ám ảnh nhất.
Theo khảo sát của người viết đối với nhiều sinh viên ở TP.HCM, hỏi điều gì khiến họ lo lắng nhất khi đi xe buýt, bên cạnh việc bị móc túi thì nạn sàm sỡ, quấy rối tình dục chính là nỗi sợ hãi và ám ảnh nhất.
Theo thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH T.Ư Hội Tâm lý học xã hội VN, sở dĩ phần lớn nạn nhân bị sàm sỡ đều không dám lên tiếng vì tâm lý e ngại, sợ "quê", sợ không ai ủng hộ, không biết phản ứng như thế nào... Và nạn nhân có xu hướng 'ngậm bồ hòn làm ngọt' nhưng trong lòng rất khó chịu và hoang mang. Đã có những nạn nhân phải nhờ đến các chuyên gia tâm lý trị liệu vì bị ám ảnh trong thời gian dài sau những hành vi quấy rối, sàm sỡ nơi công cộng.
Tuy nhiên theo ông An, chính những kẻ có những hành vi không đứng đắn mới phải sợ khi sự thật được phơi bày. "Chính vì vậy, các nạn nhân cần lên tiếng một cách dứt khoát và phản ứng đanh thép khi bị quấy rối. Chỉ cần nhìn thẳng mặt kẻ quấy rối và nói thật to: "Anh làm gì nãy giờ đụng vào người tôi 80 lần rồi vậy hả?" nhằm gây sự chú ý cho những người xung quanh. Hay một câu đã rất quen thuộc với cộng đồng mạng: "Anh là ai, tôi không biết, ngưng đụng chạm vào người tôi đi nhé!"… là kẻ xấu sợ ngay", ông An hướng dẫn.
Thạc sĩ tâm lý này cũng khuyên để tránh bị sàm sỡ khi đi xe buýt, xe khách, tàu hỏa…; việc ăn mặc kín đáo, lịch sự là một giải pháp hữu hiệu để tránh mình trở thành "con mồi" của những kẻ bệnh hoạn. Bên cạnh đó, việc phản ứng, ứng phó trực diện và kỹ năng kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh cũng rất quan trọng.
Bà Nguyễn Hoài Thương, Trung tâm kỹ năng mềm Việt Tâm, thì nói: "Nạn nhân của hành vi sàm sỡ trên các phương tiện giao thông công cộng không nên im lặng, bởi im lặng là tiếp tay cho kẻ xấu. Cũng đừng tự cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng rồi tự mình xoay xở tìm cách thoát thân, thay vào đó nên can đảm la hét, mạnh dạn tố cáo".
Bà Thương hy vọng những người chứng kiến cũng nên có những động thái phản ứng để bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân. Có như vậy thì những kẻ xấu không dám lộng hành.