Hiện trên Agoda có hơn 60.000 cơ sở lưu trú tại Việt Nam, ông Lâm cho rằng: "cạnh tranh là tốt cho người tiêu dùng, mình được giá cả tốt và ai cũng cố gắng để có được hàng giảm giá tốt nhất". Nếu càng có nhiều đơn vị tham gia Agoda với hình ảnh tốt, giá cả cạnh tranh và tập trung vào thị trường mình nhắm đến, thì dù khách quốc tế có chi tiêu ít đi, nhưng với nhiều sự lựa chọn cạnh tranh, thị trường du lịch Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, xu hướng chuyển đổi từ offline sang online trong ngành du lịch cũng góp phần giúp thu hút được lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Thực tế, vào khoảng 2012-2014, các khách sạn chưa làm việc nhiều với các nền tảng du lịch trực tuyến.
Nhu cầu của du khách đang chuyển dịch sang các nền tảng trực tuyến như Agoda…
Khi bắt đầu chuyển sang online, họ bắt đầu hiểu hơn về hệ thống, cách tính giá, hiểu về tính năng, công cụ mà hệ thống trực tuyến hỗ trợ. "Khi biết những công cụ về marketing, về giá, họ bắt đầu hiểu rằng hệ thống Agoda không chỉ đơn giản là để giảm giá, mà hệ thống cho đối tác khách sạn nhiều cơ hội hơn để thiết lập chiến lược của mình", ông Lâm cho hay.
Theo báo cáo của Temasek, trước COVID-19, tỉ lệ người sống ở thành thị sử dụng thương mại điện tử sau dịch đã đạt 96% người sử dụng. Khách hàng đang dần tiếp cận được nhiều sản phẩm du lịch hơn, và ngành du lịch đang chuyển dịch sang các nền tảng trực tuyến như Agoda, Booking.com...
"Doanh số Agoda quý 1 năm nay cao hơn cùng kỳ năm 2019", Giám đốc Agoda Việt Nam tiết lộ. Điều này cho thấy ngành du lịch đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch và Agoda là một trong những công ty đầu tiên được hưởng lợi từ sự phục hồi này. Cùng với nỗ lực của ngành du lịch và các ngành liên quan, Agoda kỳ vọng sẽ có thêm nhiều dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của thị trường trong tương lai gần.