Vì sao trẻ sơ sinh nên phơi nắng, tắm nắng mỗi ngày ?
Trẻ sơ sinh là thuật ngữ dùng để chỉ một em bé trong giai đoạn 28 ngày đầu tiên sau khi ra đời. Phơi nắng hay tắm nắng mỗi ngày là một hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu Vitamin D.
Phơi nắng thường được phụ huynh thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, lúc này nắng dịu và không làm nóng trẻ. Khi phơi nắng, ánh nắng phải chiếu trực tiếp chiếu lên bề mặt da thì mới làm các tiền Vitamin D trong da chuyển thành Vitamin D hoạt tính.
Rất nhiều người nghi ngờ việc phơi nắng có tác dụng gì với trẻ nhỏ không. BS CK1 Hồ Thanh Phương – Trưởng phòng khám Nhi Đồng 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá – Quận 12, cho biết: "Tác động của ánh sáng mặt trời lên bề mặt da tạo ra vitamin D có tác dụng làm tăng cường hấp thu canxi từ sữa mẹ, sữa công thức hay thức ăn, tham gia điều hoà ổn định nồng độ canxi và phốt pho trong máu, giúp canxi lắng đọng vào xương, răng làm gia tăng mật độ để xương, răng chắc khỏe cũng như phát triển chiều cao".
Vitamin D không chỉ hỗ trợ phát triển xương mà còn liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý.
Các nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin D có thể làm giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Vitamin D cũng liên quan đến sự phát triển não bộ và các chức năng thần kinh.
Khi trẻ được phơi nắng đầy đủ, cơ thể đủ vitamin D góp phần làm tăng chất lượng giấc ngủ và giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn.
Tắm nắng hấp thụ vitamin gì ? Có tác dụng gì ?
Có hai nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể con người: Từ ánh nắng mặt trời (nội sinh) và từ chế độ ăn (ngoại sinh).
Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da, tiền chất vitamin D trên da dưới ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ tia cực tím UVB sẽ được tổng hợp tại chỗ, chuyển hóa trong gan và thận trở thành vitamin D có tác dụng sinh học trong cơ thể (chiếm 80-90%) và một phần nhỏ vitamin D được cung cấp từ chế độ ăn uống (chiếm 10-20%).
Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 chuyên cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc và điều trị sức khỏe toàn diện cho trẻ em.
Tắm nắng hay phơi nắng là một phương pháp tự nhiên giúp cơ thể tổng hợp vitamin D nhờ tác dụng của tia cực tím UVB, đây là một vitamin thiết yếu có nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là trong việc hấp thụ canxi và phốt pho.
BS CK1 Hồ Thanh Phương – Trưởng phòng khám Nhi Đồng 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá – Quận 12 chia sẻ: "Vitamin D không chỉ hỗ trợ phát triển xương mà còn liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý. Vitamin D có tác dụng giúp tăng cường hấp thu canxi từ sữa mẹ, sữa công thức hay thức ăn, vitamin D còn tham gia điều hoà nồng độ canxi và Phốt pho trong máu ổn định, giúp canxi lắng đọng vào xương, răng làm gia tăng mật độ để xương, răng chắc khỏe cũng như phát triển chiều cao, duy trì sức khỏe của xương, ngăn ngừa các bệnh về xương như còi xương và loãng xương. Trẻ em thiếu vitamin D có thể bị tình trạng còi xương, trong khi người lớn có thể gặp phải tình trạng loãng xương dễ gãy xương".
Các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có thể làm giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ như cúm, cảm lạnh, viêm họng...
Vitamin D cũng liên quan đến sự phát triển não bộ và các chức năng thần kinh. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, làm giảm khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ em, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm lý...
Khi trẻ không được phơi nắng đầy đủ, cơ thể thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu và rối loạn giấc ngủ kéo dài.
Phơi nắng giờ nào tốt cho trẻ ? Tắm nắng đến bao nhiêu tháng thì vừa đủ?
Việc phơi nắng cho trẻ nhỏ rất quan trọng vì ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, từ đó hỗ trợ hấp thu canxi và phát triển xương. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách, hợp lý để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các rủi ro do tia UV gây ra làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ, đặc biệt là nguy cơ cháy nắng và ung thư da.
Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 với hơn 70 chi nhánh và khám trên toàn quốc, đảm bảo mang đến cho mọi gia đình sự chăm sóc an tâm và an toàn cho trẻ nhỏ.
Thời gian phơi nắng tốt nhất cho trẻ nhỏ là vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ sáng) hoặc buổi chiều muộn, sau 4 giờ chiều, linh hoạt theo mùa hè hay mùa đông.
Đây là những thời điểm ánh sáng mặt trời ít chứa tia UV gây hại và có thể giúp cơ thể sản sinh vitamin D mà không làm tổn thương da của trẻ, việc tắm nắng này có thể được thực hiện hằng ngày.
Phơi nắng cho trẻ nhỏ không cần quá lâu. Mỗi ngày chỉ cần phơi nắng khoảng 5-10 phút vào sáng sớm hoặc chiều muộn, trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. Các khu vực da như ngực bụng, tay chân trẻ cần được bộc lộ để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Nên lựa chọn vị trí, không gian tắm nắng sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa, ít ồn ào, khói bụi. Tuy nhiên không nên cho trẻ tắm nắng gián tiếp qua cửa kính vì da sẽ không tổng hợp được vitamin D, cũng cần tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt gây tổn thương thị lực trẻ.
Nên hạn chế cho trẻ tắm nắng trong những ngày nắng nóng quá oi bức, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mất nước, do trẻ sẽ bị đổ nhiều mồ hôi. Nếu cần, có thể che chắn một phần cho trẻ khi tắm nắng như đội nón, mặc áo ba lỗ, áo ngắn tay...
Khi bé bị bệnh hoặc khi trời lạnh thì cha mẹ nên tạm ngừng việc tắm nắng cho con. Nếu khi tắm nắng, da trẻ nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, cha mẹ nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Sau một vài ngày mà tình trạng da trẻ không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám.
Tắm nắng cho trẻ đến bao nhiêu tháng thì vừa đủ?
Thực tế, không có khuyến cáo nào đặt ra giới hạn về độ tuổi mà trẻ nên ngừng tắm nắng. Để phòng tránh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn, cả trẻ em lẫn người lớn cần được tắm nắng, phơi nắng mỗi ngày để hấp thu, tổng hợp đủ lượng vitamin D cần cho nhu cầu cơ thể.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi nhận nguồn vitamin D chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung sẵn vitamin D. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có làn da rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc cho trẻ phơi nắng cần phải hết sức thận trọng.
Nhằm tránh nguy cơ bỏng nắng và tổn thương da, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi phơi nắng quá lâu. Nếu cần thiết, chỉ phơi nắng nhẹ nhàng từ 5-10 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Với trẻ từ 6 tháng trở lên đã bắt đầu ăn dặm và làn da đã phát triển tốt hơn, phụ huynh có thể cho trẻ phơi nắng lâu hơn, kéo dài khoảng 10-15 phút mỗi ngày.
Khi trẻ lớn hơn, từ 2-3 tuổi trở lên, trẻ sẽ tự chủ động phơi nắng thông qua các hoạt động hằng ngày như chạy nhảy, chơi đùa dưới ánh nắng… Cần trang bị cho trẻ các vật dụng chống nắng như mắt kính, thoa kem chống nắng,...khi trời bắt đầu nắng gắt.
Hệ thống Y tế 315:
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/