Vợ im lặng, chiến tranh lạnh
Vợ im lặng, chiến tranh lạnh
Đàn ông thường sợ sau khi trở về nhà mỗi ngày không phải là mệt mỏi mà là thấy vợ không nói lời nào với mình. Trong tình yêu hay bất kì mối quan hệ nào, khi người phụ nữ của bạn còn lên tiếng thì khi đó họ còn quan tâm bạn, bằng không họ sẽ giữ thái độ im lặng và khiến cánh mày râu cực kì sợ thái độ này.
Chính vì thế trong mối quan hệ nào thì đàn ông cũng mong được lắng nghe những điều phụ nữ không hài lòng, đừng để mọi chuyện đến mức không thể cứu vãn được nữa.
Sợ bị nghi ngờ về khả năng tình dục
"Chuyện ấy" đóng vai trò quan trọng duy trì hôn nhân hạnh phúc. Một khi nam giới không thể hiện được sức mạnh trên giường, họ tự ti, nhạy cảm. Họ sợ bị chê, sợ thời gian không đủ, sợ không đáp ứng được…
Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nỗi sợ này là dư thừa. "Chuyện ấy" hoàn hảo là vấn đề của cả hai bên, nên nam giới không cần tự khắt khe quá.
Sợ vợ nói nhiều
Sợ vợ nói nhiều
Đàn ông hay phụ nữ đều không thích nghe những lời phàn nàn từ nửa kia đặc biệt là đàn ông. Nhiều ông chồng thương vợ sẽ cố gắng thu xếp mọi chuyện để vợ không phiền lòng. Nhưng vợ càng nói nhiều, lại trách móc không thôi sẽ dễ xảy ra tranh cãi với chồng.
Thậm chí, không ít ông chồng chán chê tới mức phải bỏ ra ngoài khi vợ bắt đầu "nhen nhóm" cơn tức giận. Phụ nữ khôn ngoan nhất định phải định lượng lời nói của bản thân, lúc nào nên nói, khi nào không. Nói thế nào để chỉ một câu chồng cũng đã hiểu ý mà sửa đổi. Phụ nữ biết dùng lời nói điều khiển được chồng mới là phụ nữ khôn ngoan!
Sợ nước mắt của vợ
Nước mắt đàn bà luôn làm đàn ông lúng túng. Đói cho ăn, ốm uống thuốc nhưng khi vợ khóc thì ông chồng không biết dùng cái gì mới nín được. Giọt nước mắt đàn bà nặng hơn chì, có thể làm tư duy và cách ứng xử của đàn ông phải bối rối.
Đàn ông như thép, nước mắt đàn bà giống như một thứ nước tôi đặc biệt. Nếu cứng quá nó sẽ tôi cho mềm lại, nếu mềm quá nó sẽ tôi cho cứng hơn
Nhưng chị em cũng không nên quá lạm dụng thứ vũ khí này, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ mới hiệu quả được, nhiều quá là các ông ý chán mà đi bồ chứ chẳng chơi.
Sợ vợ kiếm được nhiều tiền hơn và "tỏ thái độ"
Khi bước chân về nhà, đàn ông sợ nhất người vợ của họ tỏ thái độ khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Thực tế, những người đàn ông có ý thức và trách nhiệm luôn thấy mặc cảm khi vợ kiếm được nhiều tiền hơn họ dù cho có nhiều lúc họ cũng lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa trong công việc.
Tâm lý đàn ông thường lo sợ bị vợ coi thường vì không lo được kinh tế gia đình, con cái, sự nghiệp không tiến triển. Vì lòng tự trọng, tự ái của đàn ông cao chót vót, nên nếu kiếm được nhiều tiền hơn chồng thì bạn cũng cố gắng đừng tỏ ra là mình hơn hoặc coi thường chồng nhé.
Vợ không chăm sóc gia đình toàn tâm toàn ý
Đàn ông rất sợ hãi khi phải để vợ tự do tự tại ra bên ngoài thoải mái. Họ sợ một ngày về nhà, vợ sẽ không còn tôn trọng, yêu thương và chung thủy với họ nữa. Vì thế họ rất lo sợ khi thấy vợ không toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhỏ của mình.
Khi vợ không còn chú tâm chăm sóc chồng con như xưa, đàn ông biết trong lòng vợ đã có những thay đổi. Và đàn ông rất sợ với những thay đổi này ở người phụ nữ của họ vì họ tin chắc gia đình sẽ gặp biến cố trong thời gian không xa.
Vợ bất hòa với người thân bên chồng
Với đàn ông thì bố mẹ, anh chị em trong gia đình chính là những người mà họ vô cùng trân trọng. Chẳng có người đàn ông nào thấy dễ chịu khi phải đứng giữa những cuộc mâu thuẫn, phân xử giữa vợ và người thân của mình.
Chưa cần biết ai đúng ai sai, nhưng người đàn ông chắc chắn là khó xử nhất.
Vì vậy, nếu không thể hòa hợp với người thân trong gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng, ít nhất chị em cũng phải giữ thái độ lễ phép, cư xử đúng đắn.
Làm gì khi nửa kia quá ít nói?
Khi người yêu của bạn quá ít nói, bạn có thể dễ dàng thấy chán nản và mệt mỏi. Liệu đó có phải dấu hiệu cho một chuyện tình đang lung lay?
Người nói nhiều hơn trong tình yêu có thể cảm thấy không thoải mái. Ảnh: Envato/The Wellness insider.
Bernstein - một nhà báo kỳ cựu của tờ The Wall Street Journal, chia sẻ về trải nghiệm thực tế của bản thân khi cô bắt gặp cặp đôi tại một nhà hàng. Anh chồng suốt bữa ăn hầu như không nói gì, ngược lại, chị vợ rôm rả hết chuyện này đến chuyện khác.
Mọi chuyện dường như chẳng có gì cho đến khi người phụ nữ không thể chịu được nữa và bảo anh chồng hãy nói gì đó đi.
Căng thẳng đôi lúc sẽ bùng phát khi một cặp đôi rơi vào thế người nói - người nghe. Người nói nhiều hơn sẽ thấy kiệt sức khi phải nói mọi thứ để kết nối trong suốt cuộc trò chuyện. Người còn lại cũng dễ chán nản vì bị hiểu lầm hoặc rất muốn nói nhưng không biết làm thế nào.
Deborah Tannen, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown và là tác giả của nhiều cuốn sách về giao tiếp, cho biết: "Đối với những người nói nhiều, cuộc trò chuyện là chất keo gắn kết mối quan hệ và họ xử lý cảm xúc của mình thông qua việc trao đổi bằng lời. Nhưng nếu đối tác không phản hồi nhiều, điều đó với họ sẽ là một sự khước từ hoặc báo hiệu cho một mối quan hệ đang rạn nứt."
Barron và Laurie Helgoe vào năm 2017. Ảnh: Laurie Helgoe
Tuy nhiên, những khoảng dừng trong cuộc trò chuyện là lúc các cặp đôi có thể thay đổi tình thế.
Tuýp người hay nói có xu hướng không thích ngừng nói quá lâu, nếu đối tác không nhanh chóng tham gia, họ sẽ nghĩ rằng người kia không muốn trò chuyện và do đó sẽ tiếp tục nói.
Ngược lại, những người trầm tính lại cần khoảng dừng lâu hơn để xử lý suy nghĩ của họ.
Chia sẻ với The Wall Street Journal, Laurie và Barron Helgoe cho biết nhịp độ của cuộc trò chuyện chính là gốc rễ của vấn đề. Barron là một luật sư nói nhiều và thích đối phương của mình đưa ra phản hồi nhanh chóng. Laurie - một nhà tâm lý học thì lại cần thời gian để suy nghĩ.
Vậy làm thế nào để các cặp vợ chồng cân bằng cuộc trò chuyện của họ tốt hơn? Beirnstein đã tổng hợp một số lời khuyên từ chuyên gia.
Học cách ngắt lời
Đối phương hay nói có thể không nhận ra rằng bạn đang chờ những khoảng dừng, vì vậy Tiến sĩ Tannen khuyên bạn nên thúc đẩy bản thân và cứ nói đi đừng đợi đến khi thấy thoải mái mới bắt đầu.
"Những người nói nhiều không phải lúc nào cũng háo hức trong suốt cuộc trò chuyện, và bạn có thể ngạc nhiên khi họ dừng lại đấy", cô cho biết.
Thể hiện sự lắng nghe
Marissa Nelson, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Mỹ, nói rằng điều quan trọng là bạn phải cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe và có tham gia.
Điều đó cũng báo hiệu cho người kia biết bạn cần thêm thời gian để xử lý những suy nghĩ và họ nên chậm lại.
Học cách ngắt lời và lắng nghe đối phương là cách hiệu quả để cân bằng cuộc trò chuyện. Ảnh: Freepik
Kéo dài những khoảng dừng
Một khoảng dừng đối với bạn có thể là dài nhưng lại quá ngắn cho đối phương. Tiến sĩ Tannen gợi ý nếu bạn thấy khó giảm tốc độ, hãy thử đếm đến bảy. Hoặc đôi khi một câu hỏi đơn giản là đủ giải quyết vấn đề: "Bạn có điều gì muốn nói không, hay tôi sẽ tiếp tục?"
Diễn đạt khác đi
Thử dùng các câu ngắn hơn, nói thành đoạn và tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm nhất định. Nhưng thỉnh thoảng im lặng cũng không sao. Tiến sĩ Tannen nói: "Hãy chừa một khoảng trống nhỏ để đối tác của bạn có thể bước vào.".Khi người yêu của bạn quá ít nói.