Ngay lập tức, người chị chồng đăng đàn, kể tường tận chuyện cô vợ ngồi mát ăn bát vàng, mỗi lần chuyển tiền, chồng đều chuyển vô tài khoản vợ. Thậm chí tiền bán mấy căn nhà cũng rót trọn vào tài khoản vợ. Tài sản cô nắm giữ hết. Cô đi du lịch nước ngoài như đi chợ. Một năm nay, khi phong độ của chồng xuống dốc và sắp giải nghệ, thì cô vợ tỏ ra coi thường chồng, đỉnh điểm của chuyện này là cô ôm con bỏ đi.
Ảnh minh họa
Nhiều người trong nhà sau vài lần góp ý với Đức về cách cư xử của Kim, thấy anh bênh vợ chằm chặp, không ai còn muốn nói nữa, và hạn chế tiếp xúc với vợ anh. Ban đầu Kim cũng có ý định đi làm, nhưng chỗ thì cô sợ cực không làm nổi, chỗ thì cô chê lương thấp. Rồi Kim sinh con và tiếp tục ở nhà chăm con. Đức tích cóp tiền, vay mượn thêm của họ hàng, bạn bè mua một căn nhà. Mọi người đều chúc mừng cho gia đình nhỏ của anh từ nay đã có tổ ấm riêng của mình.Những trường hợp như thế không quá hiếm trong cuộc sống. Tôi có hai người bạn thân là vợ chồng của nhau.
Đức lấy vợ khi đã ba mươi lăm tuổi. Kim nhỏ hơn Đức một giáp, khi đó vừa tốt nghiệp trung cấp, chưa kịp có việc làm thì đã mang thai. Đức là kỹ sư bảo trì điện, thu nhập ổn định nhưng lương không cao, nên cưới vợ xong vẫn ở chung với cha mẹ. Kim khá vụng về trong giao tiếp và ứng xử, nhưng Đức không bận tâm. Anh hãnh diện vì lấy được vợ trẻ, và xem chuyện phải nuôi vợ là bình thường.
Công ty Đức dời ra ngoại thành nên anh phải đi sớm về trễ. Hai đứa trẻ đều đến tuổi đi học nên Kim bắt đầu rảnh rỗi. Cô lên mạng xã hội nhiều hơn. Vốn tính ham vui, mê ca hát, cô tham gia các hội nhóm karaoke trên mạng. Được trò chuyện, họp mặt những người chưa từng quen biết, cô thấy vui hơn là nhốt mình giữa bốn bức tường trong ngôi nhà tẻ nhạt. Cô bắt đầu có thái độ coi thường chồng.
Về phần Đức, anh cứ nghĩ mình có lỗi vì không lo cho vợ con cuộc sống sung túc hơn nên cố nín nhịn. Có lần, vợ chồng em trai của Đức sang nhậu với anh. Đức vào bếp tìm hũ muối ớt, không thấy nên cất tiếng hỏi vợ. Kim từ trên lầu vọng xuống như quát: "Anh làm như anh là khách vậy, cái gì cũng hỏi. Tui chán cảnh phải làm con ở cho cái nhà này lắm rồi!". Cậu em chồng giận đỏ mặt mà thương anh nên cố nhịn. Lần khác, Đức muốn về quê dự đám giỗ mà không lấy được phép nên cứ áy náy, Kim phán luôn một câu: "Người sống không lo, lo áy náy với người chết thì được gì?". Đức chỉ biết thở dài.
Kim vung tay mua sắm bạt mạng dù có những thứ không bao giờ xài đến. Đức vẫn đều đặn nộp lương hằng tháng, thắc mắc vợ chi những gì mà chưa hết tháng đã hết tiền. Một lần nhìn thấy hóa đơn mua hàng online của vợ, Đức vừa nhẹ nhàng nhắc nhở thì Kim đã tru tréo lên, rằng: "Anh nghĩ tiền của anh lớn lắm sao? Anh nghĩ tôi ở nhà nuôi con là sung sướng lắm sao? Để tôi đi khỏi cái nhà này cho anh vừa lòng...".
Và Kim xách giỏ đi thật. Cô không về ngoại, mà cũng không ai biết cô đi đâu, làm gì. Lần thứ nhất cô đi một tuần. Lần thứ hai cô đi nửa tháng. Không lần nào cô gọi điện về thăm con. Sau mỗi lần bỏ nhà ra đi, Kim lại càng tệ hơn, cô bỏ mặc con cái, không màng cơm nước hay đưa đón chúng. Kim nói với Đức rằng cô muốn ly hôn để đi làm ăn xa. Nhưng sau khi ra tòa, đã thấy cô tươi cười bên người tình mới.
Đức vẫn hy vọng Kim hồi tâm chuyển ý quay về với gia đình.Ảnh minh họa |
Đức vẫn gà trống nuôi con, hy vọng Kim hồi tâm chuyển ý quay về với gia đình. Ai biết chuyện cũng cám cảnh cho cha con Đức, dù không ít người trách anh quá nuông chiều vợ nên mới ra nông nỗi. |
Cuộc sống hôn nhân phải do hai người cùng hợp sức xây dựng, chứ chỉ một người cố gắng còn người kia đạp đổ thì kiểu gì chả chông chênh. Ông bà xưa từng nói: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", để chỉ người đàn ông có vai trò trụ cột trong gia đình, còn bổn phận của người phụ nữ là khéo léo thu vén và giữ lửa cho tổ ấm ấy. Mỗi người làm đúng trách nhiệm của mình thì gia đình mới hạnh phúc, ấm êm.