Cô bé Isla có mái tóc vàng óng với những búp xoăn rất đẹp
Trước đó, mẹ bé đã dùng cách thoa thật nhiều kem vaseline lên tóc bé, nhằm để bé khó túm được tóc mình, nhưng biện pháp này tỏ ra không hiệu quả. Sau khi tóc bị cắt ngắn, không còn túm được để rứt, cô bé quay sang rứt tóc của mẹ, mẹ bé phải "hy sinh" mái tóc của bà, để cô bé khỏi phải rứt tóc của mình. Có khi bé lại ngồi tẩn mẩn tỉ mỉ rứt từng sợi tóc dính ở lược chải đầu của mẹ.
Mái tóc cô bé bị rứt nham nhở ở nửa bên phải vì bé thuận tay phải, bên trái vẫn dài và xoăn rất đẹp
Chỉ có cách cạo gần trụi tóc, bé mới thôi rứt tóc mình
Triệu chứng rứt tóc đã xuất hiện ở Isla ngay từ lúc bé vừa mọc tóc. Khi ấy, bé một tay đưa vào miệng để mút, tay kia thì cứ liên tục cuộn các lọn tóc vào các ngón tay. Mới đầu bố mẹ bé không biết, cứ nghĩ đó là một thói quen dễ thương của bé.
Mẹ bé, bà Kerry Shearer, than phiền rằng mỗi lần đưa bé ra ngoài, nhiều người đã phê phán, trách móc bà rằng tại sao lại cắt tóc bé nham nhở như thế, bởi họ không biết việc bé bị chứng nghiện rứt tóc mình.
Mái tóc đã cắt thật ngắn của Isla
Các chuyên gia y khoa cho rằng bé bị mắc hội chứng Trichotillomania, tức chứng nghiện rứt tóc. Nó được xếp vào dạng bệnh rối loạn tâm thần bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế, khiến người mắc bệnh phải kéo đứt tóc, lông mi, lông mày của mình mới yên. Vì thế, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện, bệnh phát triển âm thầm, nếu nặng có thể dẫn đến hói đầu và viêm nhiễm da trầm trọng. Có khi nó chuyển sang trạng thái trầm trọng hơn là người bệnh sẽ tự nuốt tóc, lông của mình.
Hội chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, lứa tuổi thiếu niên và những người trẻ, nữ giới hay bị chứng này nhiều hơn nam giới. Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, tỷ lệ áp đảo người bị Trichotillomania là phụ nữ. Cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được lý do của hiện tượng này. Rất có thể phụ nữ có xu hướng hướng nội (nội cảm xúc) còn đàn ông lại có xu hướng hướng ngoại (ngoại cảm xúc). Vì vậy, phụ nữ thường hay tự tìm kiếm hoặc giải tỏa cảm xúc bằng cách nhổ tóc mình để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Bé Isla (ngoài cùng bên trái) cùng mẹ và các anh chị của mình
Trichotillomania là căn bệnh hiếm gặp, hiện chưa có cách điều trị triệt để. Hiện tại, mới chỉ có biện pháp trị liệu nhận thức hành vi nhằm tập luyện cho người bệnh kềm chế sự thôi thúc muốn rứt tóc, kết hợp với dùng một số biệt dược có tác dụng trấn an tâm lý bệnh nhân.