Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là nhà quân sự lỗi lạc, thông minh và lắm mưu, nhiều kế. Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện một điều thú vị là cuộc đời và sự nghiệp của Gia Cát Lượng gắn liền với con số 7.
Cụ thể, Lưu Bị kính phục tài năng của Gia Cát Lượng nên đã mời ông xuống núi mưu tính đại sự.
Gia Cát Lượng nhận thấy Lưu Bị thật lòng coi trọng tài năng của mình và có chung chí hướng. Vậy nên, ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Khi ấy, Gia Cát Lượng 27 tuổi.
Không chỉ giỏi bày mưu tính kế giúp Lưu Bị trong sự nghiệp thống nhất thiên hạ, Gia Cát Lượng còn có tài xem vận mệnh, đoán tương lai.
Vào năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Vào thời điểm mùa hè nóng nực, Gia Cát Lượng không thể tạo được bước ngoặt cho cuộc chiến. Thậm chí, ông còn mắc bệnh và nằm liệt giường.
Do tinh thông thiên văn, Gia Cát Lượng biết được vận số của mình đã hết. Thế nhưng, ông muốn sống thêm 12 năm để phò tá nhà Hán thống nhất thiên hạ nên lập đàn thất tinh xin tuổi thọ.
Đàn thất tinh cần phải 7 ngày yên tĩnh không bao giờ tắt. Thế nhưng, đến ngày thứ 6 thì ngọn nến bản mệnh bị tắt do Ngụy Diên chạy vào trướng khiến gió thổi vào.
Theo đó, việc lập đàn thất tinh xin tuổi thọ của Gia Cát Lượng không thành công. Cuối cùng, sau 27 năm xuống núi phò tá Lưu Bị trong cuộc chiến tranh đoạt thiên hạ, Gia Cát Lượng qua đời.
khi mất, Gia Cát Lượng dặn dò Dương Nghi chuẩn bị hậu sự cho mình. Trong số này có việc ông muốn khi chết đặt 7 hạt gạo vào trong miệng.
“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm 7 hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được...", Gia Cát Lượng dặn dò trước khi mất.