Trong tài liệu viết từ năm 1430, tại Anh, từ haggese (gần với haggis) và hawgs đã được sử dụng. Năm 1787, haggis trở thành "quốc ẩm" của Scotland sau khi nhà thơ nổi tiếng nước này Robert Burns sáng tác nên bài thơ "Address to a Haggis".
Dịp đặc biệt mà người Scotland dành riêng để ăn món dồi khổng lồ này là đêm 25/1, hay Burns Night, nhằm tưởng nhớ ngày sinh của nhà thơ Robert Burns. Ngoài ra, haggis cũng xuất hiện trên bàn ăn vào các ngày trọng đại của gia đình hoặc tiệc đãi khách quý.
Haggis là sự kết hợp của “cỗ lòng” cừu (tim, gan và phổi), hành tây, bột yến mạch, mỡ ở thận cừu, gia vị, muối.
Các thành phần của món dồi đặc biệt này gồm tim, gan và phổi sẽ được băm nhuyễn cùng hành tây, bột yến mạch và gia vị. Một chút mỡ cừu cũng sẽ thêm vào để tạo độ ẩm mịn, béo thơm cho món. Tất cả sau khi trộn đều sẽ nhồi vào dạ dày cừu buộc thật chặt và luộc trong khoảng ba tiếng đồng hồ.
Thành phần của Haggis khá khác thường, thậm chí khiến nhiều người e ngại, nhưng điều đó không có nghĩa là hương vị của nó kém hấp dẫn.
Muốn thưởng thức, người ta phải dùng dao để cắt nhỏ thành từng lát tròn để dễ ăn hơn. Đi kèm với Haggis sẽ không thể thiếu khoai tây nghiền để tạo nên bữa ăn đầy đủ hương vị đúng chất Scotland.
Đặc biệt dù là món ăn quen thuộc nhưng chính người Scotland hầu như chỉ được ăn Haggis vào những dịp trọng đại như lễ hội hoặc để đãi khách quý.
Theo cách truyền thống, haggis thường ăn kèm củ cải và khoai tây luộc chín rồi nghiền riêng. Thức uống không thể thiếu khi ăn haggis chính là một ly rượu Whisky nhỏ.
Thịt cừu giòn, nội tạng cừu bùi béo, khoai tây nghiền thơm lừng mang tới cho bất kì ai thưởng thức sự hấp dẫn khó quên.
Ngày nay, haggis có mặt ở hầu hết siêu thị tại Scotland với nhiều nhà sản xuất cùng giá thành khác nhau. Thậm chí, món đặc sản này còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác như Úc, Canada...
Người mua có thể làm chín bằng nhiều cách như luộc, rán giòn hoặc nướng.