Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thắng, Phòng khám Phụ Sản 315 (thuộc Hệ Thống Y Tế 315), có một số khuyến nghị thiết thực cho gia đình và phụ huynh có con gái trong độ tuổi dậy thì.
Gia đình có con gái thường bối rối khi con bước vào tuổi dậy thì. Muốn dành nhiều yêu thương và quan tâm đến các bé gái. Trước tiên, các bậc cha mẹ cần hiểu từ "bé gái" ở đây là bé gái tuổi vị thành niên (adolescence) hay tuổi dậy thì (menarche), thông thường nằm trong khoàng 9 đến 15 tuổi.

Tuy nhiên, ngày nay do điều kiện phát triển kinh tế xã hội càng cao, người ta nhận thấy tuổi dậy thì của bé gái hiện nay thấp hơn, từ 8 đến 13 tuổi – điều đó có nghĩa là bé gái bắt đầu có kinh lần đầu tiên sớm hơn, có khi chỉ mới có 8 tuổi và đi kèm theo là phát triển sinh dục thứ phát như ngực, mông, lông ở cơ quan sinh dục, hỏm nách cũng sớm hơn.
Nếu nhìn về góc độ tâm sinh lý thì tính nhạy cảm (sensitivity), tiếp thu (recognization), đáp ứng hay dám chịu trách nhiệm (responsibility) cũng cao và mạnh mẽ hơn; song chúng cũng phản ứng (defence) nhiều hơn. Các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đó là sự thích ứng khi cơ thể dậy thì sớm và mạnh hơn chứ không hẳn là cá tính "bướng bỉnh" của bé.
Giai đoạn này, một số bé gái có biểu hiện của triệu chứng phụ khoa như tiết dịch bất thường ở âm hộ, ngứa, thậm chí đau rát và tiểu gắt. Một số lý do người ta cho là nguyên nhân gây nên như: vệ sinh kém, nhất là vệ sinh kinh nguyệt, điều kiện học trong môi trường độ ẩm cao, thoái quen mặc đồ dầy, phơi đồ lót không đủ nắng; nhưng quan trọng nhất vẫn là "vệ sinh vùng kín và sau đi cầu, đi tiểu" không đạt vì vi khuẩn từ hậu môn có thể đi ngược lên âm hộ và lổ tiểu do những cơ quan này rất gần nhau không giống như bé trai.
Có nên cho bé khám phụ khoa không?
Theo chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phòng khám Phụ Sản 315 (thuộc Hệ Thống Y Tế 315), bé gái có thể cùng với mẹ đến bác sĩ chuyên khoa khi có rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hoặc có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào về phụ khoa. Bởi lẽ các bậc làm mẹ sẽ nắm rõ hơn hướng dẫn của bác sĩ và là người khuyên bảo và theo dõi con gái mình tốt nhất. Việc khám này hoàn toàn bằng quan sát, hỏi những dấu hiệu và triệu chứng, thoái quen sinh hoạt hằng ngày, đôi khi cần phải siêu âm bụng để kiểm tra nên hoàn toàn "không làm tổn thương màng trinh".
Khi bé gái có biểu hiện phụ khoa có được dùng nước rửa phụ khoa không?
Có nhiều loại nước rửa phụ khoa trên thị trường nên việc chọn lựa loại nào để sử dụng cho bé phù hợp là điều quan trọng. Trên cơ sở các yếu tố được cho là nguyên nhân gây nên những biểu hiện phụ khoa là những yếu tố ngoại lai, không giống như nhiễm khuẩn ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc đã có gia đình nên dung dịch rửa phụ khoa cho bé sẽ là những dung dịch trung tính, không mang tính sát khuẩn cao, và không chứa chất kích ứng, thường được gọi là dung dịch vệ sinh (hygien solution) dành cho bé vị thành niên.
Các bà mẹ không nên dùng các dung dịch truyền thống như nước vôi loãng, nước muối loãng, nước lá trầu,… vì rất nguy hiểm, thậm chí chỉ cần rửa bằng nước nấu chín để nguội, vệ sinh tốt và loại bỏ những yếu tố được cho là nguyên nhân là bé sẽ khỏi. Tuy nhiên, một vài trường hợp cần sử dụng kháng sinh (chọn lựa phù hợp để tránh tác dụng phụ) khi có biểu hiện nhiễm trùng đi kèm rõ rệt.
Bé gái có kinh tuổi dậy thì cần được chăm sóc và hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt như thế nào?
Có kinh lần đầu tiên ở tuổi dậy thì thường chu kỳ kinh không đều và hầu hết đều gây cho bé lo lắng, thậm chí sợ hãi, mệt mỏi và đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh - dysmenorrhea). Các bậc cha mẹ nhất là người mẹ cần quan tâm để thấu hiểu, chia sẻ, động viên và hướng dẫn cách chăm sóc cho bé.
Phần lớn việc có kinh nguyệt những lần đầu tiên không ảnh hưởng sức khoẻ, tuy nhiên, một vài trường hợp có thể phải nghỉ học một vài ngày lúc hành kinh nếu có biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng nghiêm trọng như quá mệt mỏi, rong kinh, rong huyết hoặc cường kinh hay băng kinh, đau bụng mức độ nặng, có những biểu hiện rối loạn lo âu nặng.
Với hệ thống hơn 50 phòng khám trải dài khắp Bắc - Trung - Nam, Phụ Sản 315 (thuộc Hệ Thống Y Tế 315) tự hào mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ khoa và phụ sản toàn diện, với tiêu chí chuyên nghiệp, hiện đại và an toàn cho các phái đẹp.
Người mẹ chính là người giúp bé hơn ai hết bởi lẽ bé thường chưa tự chăm sóc mình được. Mẹ nên hướng dẫn bé đặt băng vệ sinh đúng cách, nên sử dụng băng nhỏ và mỏng, mang băng vệ sinh theo khi đến trường để thay kịp lúc chứ không nên để băng vệ sinh ướt đẫm hoặc ra kinh nhiều quá mà không thay băng kịp. Mặc đồ thoáng mát khi ở nhà; không ăn, uống thức ăn được cho là lám mát như nước dừa, rau má, bồ ngót; chất kích thích như tiêu, tỏi, ớt,…
Đặc biệt, mẹ không nên la rầy hay gây thêm áp lực trong công việc ngay cả việc ép bé phải học trong những ngày bé bị hành kinh. Dặn dò và nhắc nhở bé phải báo ngay với thầy cô và cha mẹ bất cứ khi nào thấy không khoẻ hay quá bất an.
Không nên bắt làm việc quá sức hay học quá nhiều nếu chưa thật sự cần thiết; mang theo nước lọc, nước suối và thuốc giảm đau, thuốc cầm máu trong những trường hợp bé thường có biểu hiện triệu chứng nặng.
Ngoài ra, mẹ và gia đình cần quan tâm, chia sẽ, hỗ trợ khi bé gặp sự cố tâm lý trong lớp học, bạn bè, thậm chí với thầy cô để có thể giúp bé giảm bớt áp lực, khoẻ hơn, đảm bảo cho việc học tốt hơn. Không nên vì ngại phải đưa bé đi khám chuyên khoa mà để bé có triệu chứng càng lúc càng nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, tinh thần và việc học.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phòng khám Phụ Sản 315 (thuộc Hệ Thống Y Tế 315), khuyến cáo các bậc cha mẹ đừng bao giờ tự mua vĩ thuốc ngừa thai cho bé uống khi bé bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì (menarche’s irregular menstrual period) mà không có sự tư vấn hay thăm khám của các nhà chuyên môn hoặc bác sĩ chuyên khoa vì có thể sẽ làm rối loạn kinh nguyệt càng lúc càng nhiều và nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ kém hiệu quả và phải điều trị lâu dài hơn.
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/