Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch sốt xuất huyết có nhiều diễn biến phức tạp. Một số địa phương như Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai… có nhiều thời điểm tăng mạnh các ca sốt xuất huyết.
Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 Cần Thơ cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện bao gồm: khám bệnh (khám tổng quát và khám chuyên khoa); dịch vụ xét nghiệm, tiêm ngừa; tư vấn dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên. Đặc biệt phải kể đến dịch vụ tiêm chủng, cung cấp đầy đủ các vaccine theo phác đồ tiêm cho trẻ từ sơ sinh đến vị thành niên.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bênh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes Aegypti đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là mùa mưa, bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Tại sao bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm?
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên đã có vắc xin phòng bệnh. Vắc-xin sốt xuất huyết là giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dự kiến vắc-xin sẽ có mặt trên thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Bệnh số xuất huyết có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type gây bệnh, vì vậy một người có thể mắc nhiều lần do nhiễm các type khác nhau.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết:
Theo ThS-BS Vũ Thiên Ân - Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 - Chi nhánh 260F Nguyễn Văn Luông, khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt xuất huyết, gia đình phải đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đó là những dấu hiệu sau:
+ Mệt mỏi bất thường, da xanh, lạnh và ẩm, rịn mồ hôi.
+ Chảy máu: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ra kinh nguyệt bất thường, ói ra máu hay dịch nâu, đi tiêu phân đen…
+ Nôn hoặc nhợn ói liên tục. Dấu hiệu đau bụng. Khát nhiều, tiểu ít. Khó thở
Đối với trẻ có bệnh nền, nhất là nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có bệnh tim mạch, gan thận, suy giảm miễn dịch, béo phì… phải lưu ý theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm trên.
ThS-BS Vũ Thiên Ân - Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 - Chi nhánh 260F Nguyễn Văn Luông, lưu ý: "Trẻ có thể chỉ sốt 3-4 ngày đầu, hạ sốt từ ngày thứ 4. Tuy nhiên, ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 mới là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh dù có thể không sốt".
ThS-BS Vũ Thiên Ân - Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 - Chi nhánh 260F Nguyễn Văn Luông, khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt xuất huyết, gia đình phải đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, theo Tổ chức y tế thế giới, sốt xuất huyết chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sốt: có thể sốt rất cao 39-40 độ C, sốt cao liên tục, chán ăn nôn buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau 2 hốc mắt, chấm xuất huyết dưới da.
- Giai đoạn nguy hiểm:
+ Từ ngày 3-7 của bệnh
+ Giai đoạn này còn sốt hoặc hết sốt
+ Xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ra kinh nguyệt bất thường...
+ Buồn nôn, nôn ói
+ Đau bụng vùng thượng vị, đau hạ sườn phải.
+ Trường hợp nặng, người bệnh li bì, vật vã, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc huyết áp kẹp đưa đến tình trạng sốc.
- Giai đoạn hồi phục: sau 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, lúc này bệnh nhân hết sốt, bắt đầu thèm ăn, tiểu được, bệnh nhân thấy khỏe dần. Giai đoạn hồi phục: có thể phát ban.
Sốt xuất huyết có thể gây tử vong không?
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết nên không tránh khỏi những trường hợp thương tâm xảy đến. Bệnh nhân có thể chết do các nguyên nhân sau:
- Sốc do thoát dịch ra khỏi lòng mạch máu
- Xuất huyết nội tạng: tim, não, thận, xuất huyết tiêu hóa…
- Tổn thương đa cơ quan do virus Dengue tấn công nhiều cơ quan (gan, thận, tim, não…)
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời; tái khám và xét nghiệm máu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên bằng Paracetamol, lau người bằng nước ấm khi sốt cao. Lưu ý: không dùng Ibuprofen hạ sốt vì có nguy cơ làm giảm tiểu cầu nặng hơn ở người bị sốt xuất huyết.
Cho trẻ uống nhiều nước như dung dịch Oresol, nước trái cây
Thức ăn lỏng, dễ tiêu như Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin C. Lưu ý: không ăn uống các thực phẩm có màu nâu, đỏ đen vì sẽ gây nhầm lẫn không rõ là thực phẩm hay máu nếu ói hay đi tiêu ra chất có các màu này.
Nằm màn cả ngày và đêm, nghỉ ngơi tại giường. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đủ 7 ngày hoặc ít nhất đến khi hết sốt 2 ngày.
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/