Trong bối cảnh cảnh này, đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm IVF Phương Đông đã ứng dụng phác đồ DFT 1:1 đưa các công nghệ tiên tiến với mức độ phù hợp cao vào chu trình thụ tinh ống nghiệm, nâng tỷ lệ điều trị thành công lên đến 86%.
Tiên phong và không ngừng áp dụng các công nghệ mới nhất trong điều trị vô sinh hiếm muộn
Để góp phần san sẻ áp lực của các cặp đôi mong con, Ths.Bs Lê Vũ Hải Duy (Chuyên gia phôi học cao cấp, IVF Phương Đông) chia sẻ "Cập nhật, làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến là bước đột phá giúp tối ưu hiệu quả điều trị và thực hiện".
Thực tế chứng minh, công nghệ nuôi cấy phôi blastocyst đã được ứng dụng giúp kéo dài thời gian nuôi phôi.
Đồng nghĩa với các cặp đôi có thêm cơ hội sở hữu phôi và chuyên viên có thời gian sàng lọc, tìm ra phôi có chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó, kết hợp với Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng Mô trực thuộc bệnh viện, đây là một trong số ít nơi thực hiện kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP).
Khi đó, niêm mạc của người vợ sẽ được cải thiện, trở thành "mảnh đất vàng" cho phôi thai phát triển. Điều này rất hữu ích với các trường hợp mẹ có niêm mạc tử cung mỏng, giúp phôi làm tổ thành công.
Ngoài ra, với mong muốn "mẹ tròn con vuông", xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (PGT) cũng là một trong các điểm sáng. Qua can thiệp, em bé phôi sẽ hạn chế được tối đa các bệnh di truyền như máu khó đông, tan máu bẩm sinh,... Đặc biệt, các bất thường do đột biến NST như Down - tình trạng xảy ra ở 30% phụ nữ dưới 35 tuổi và lên đến 85% với phụ nữ trên 42 tuổi cũng được loại bỏ.
Không thể không kể đến, các công nghệ đòn bẩy trong IVF cũng được duy trì như:
Kỹ thuật chọc hút trứng ở giai đoạn noãn non, nuôi trưởng thành trong ống nghiệm rất phù hợp cho bệnh nhân suy buồng trứng, quá kích buồng trứng,... Kích thích nhẹ buồng trứng áp dụng cho các trường hợp chỉ số AMH thấp, tiết kiệm 8 - 10 lần chi phí và giảm nguy cơ quá kích buồng trứng Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser nâng tỷ lệ có thai lâm sàng lên 33,3% so với nhóm không hỗ trợ…. Để trao tận tay mọi mối "duyên lành" con cái
Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Lệ Quyên (35 tuổi, Hà Nội) bị ứ dịch vòi trứng nên đã miệt mài suốt 6 năm tìm con. Với tiền sử bệnh lý trên, thay vì mổ thông trước, ThS.BS Trần Minh Thắng quyết định lên phác đồ canh niêm mạc để chuyển phôi luôn. Kết quả là chị Quyên đậu thai ngay lần đầu, đón con bình an.
Hay phải kể đến chị Nguyễn Thanh Lan (Hà Nội) được xem như một trong các ca khó nhất mà IVF Phương Đông tiếp nhận năm 2023. Trải qua 1 lần sinh mổ, chị bị hở sẹo mổ cũ nên buồng tử cung bị đọng nhiều dịch. Hơn nữa, tuổi đã lớn, không còn nhiều trứng đẩy chị vào cảnh vô sinh thứ phát.
Gần như tuyệt vọng khi sau khi nuôi, tất cả các phôi ngày 5 đều không đạt. Với sự hỗ trợ của công nghệ và phác đồ cá thể hoá, bác sĩ chỉ định nuôi tiếp phôi lên ngày 6. Lần này, duyên lành đã mỉm cười, gia đình chị Lan đã đón bé Rồng Vàng vào năm nay.
Ngồi lại cùng chúng tôi, chị Lan chia sẻ "Niềm tin là quan trọng nhất, tin vào tay nghề, tin vào tấm lòng của các bác sĩ". Và chúng ta đều tin rằng, sau mọi thăng trầm, cái kết đẹp sẽ đến với các gia đình hiếm muộn vững tin, kiên trì.