1. Viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào trên bàn tay với biểu hiện sưng, đau… tại khớp.
Có nhiều dạng viêm khớp ở ngón tay như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp. Bệnh có thể gặp do chấn thương, lão hóa, ở người thừa cân béo phì, do di truyền hoặc do công việc thường xuyên tạo áp lực lên ngón tay…
TS. Lauren Jarmusz, chuyên gia vật lý trị liệu người Mỹ cho biết, viêm khớp ngón tay có thể gây biến dạng khớp và gây khó khăn cho người bệnh khi thực hiện các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số cử động tại bàn tay để cải thiện tính linh hoạt và giảm cứng khớp.
2. Các động tác cho viêm khớp ngón tay
2.1. Nắm chặt tay
Bắt đầu bằng cách duỗi thẳng các ngón tay ra. Từ từ uốn cong bàn tay thành nắm đấm. Giữ ngón tay cái ở bên ngoài bàn tay. Giữ tư thế này trong vài giây, sau đó lặp lại. Thực hiện khoảng 10 một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể làm thường xuyên hơn nếu bài tập thoải mái và không gây đau đớn.
Động tác nắm chặt tay
2.2 Nhấc ngón tay
Đặt hai bàn tay trên bàn, lòng bàn tay úp xuống và cách nhau bằng chiều rộng cơ thể. Bắt đầu bằng cách nhấc các ngón tay cái lên khỏi bàn đến mức cảm thấy thoải mái và giữ trong 5 giây, sau đó nghỉ ngơi. Lặp lại với ngón trỏ, sau đó lần lượt các ngón sau. Trong khi một ngón tay được giơ lên, hãy đảm bảo rằng các ngón tay khác vẫn giữ nguyên trên mặt bàn. Thực hiện 10 lần mỗi hiệp, hai hiệp mỗi ngày.
Động tác nhấc ngón tay luân chuyển giảm triệu chứng viêm khớp ngón tay.
2.3 Căng ngón tay cái
Đưa bàn tay ra trước mặt, mắt nhìn vào lòng bàn tay, thả lỏng các ngón tay vào vị trí trung lập. Gập ngón cái ngang lòng bàn tay, chạm vào gốc ngón tay út. Nếu điều này là khó, chỉ cần kéo dài hết mức có thể. Lặp lại nhiều lần với mỗi tay.
Căng ngón tay cái
2.4. Chạm ngón tay và ngón cái Từ vị trí giống như căng ngón tay cái, đưa đầu ngón tay cái chạm với lần lượt các đầu ngón tay trên bàn tay. Hoàn thành 10 lần, hai hiệp mỗi ngày trên mỗi tay.
Động tác chạm ngón tay cái giảm cứng do viêm khớp ngón tay.
2.5. Uốn cổ tay từ bên này sang bên kia
Đặt cẳng tay phẳng trên bàn, lòng bàn tay úp xuống. Gập cổ tay sang trái hết mức có thể, giữ trong 2 giây, sau đó đưa cổ tay trở lại chính giữa. Lặp lại động tác này với bên phải, giữ trong 2 giây, sau đó di chuyển trở lại trung tâm. Hoàn thành 10 lần, hai hiệp mỗi ngày trên mỗi tay.
Uốn cong cổ tay sang trái, sang phải giúp các khớp ngón tay linh hoạt hơn.
2.6. Cuộn tròn ngón tay
Động tác cuộn ngón tay
2.7. Bài tập bóng
Nhiều bài tập có hiệu quả với bóng căng, bóng mềm hoặc bóng tennis... giúp tăng tính linh hoạt và cải thiện sức mạnh bàn tay.
Các bài tập bao gồm:
-Nắm chặt hoàn toàn:
Dùng tay bóp một quả bóng, càng căng càng tốt. Thả lỏng sau một vài giây. Lặp lại 10–15 lần trên mỗi tay.
Nắm chặt tay với bóng.
-Nhấn lòng bàn tay:
Đặt một quả bóng căng giữa hai lòng bàn tay, với cẳng tay ở vị trí thẳng đứng. Nhấn và giữ trong 3-5 giây, sau đó thả ra. Lặp lại 10 lần.
-Ngón tay nắm:
Đặt một quả bóng căng hoặc một vật thích hợp giữa đầu ngón tay trỏ và ngón cái. Nhấn và giữ trong 3-5 giây, sau đó nghỉ, chuyển sang các ngón tay tiếp theo. Lặp lại 10 lần với mỗi ngón tay, nghỉ 1 phút, sau đó thực hiện tương tự với tay còn lại.
Động tác ngón tay nắm giúp khớp không bị cứng do viêm khớp ngón tay.
2.8. Mát xa tay mềm
Để thực hiện xoa bóp bàn tay mềm mại, xoa bóp lòng bàn tay với ngón cái đối diện bằng cách sử dụng các động tác ngắn. Ngoài ra, xoa bóp các ngón tay bắt đầu từ đầu, sau đó đẩy xuống lòng bàn tay.
Luôn nhớ nhẹ nhàng với mỗi bài tập và dừng lại nếu chúng trở nên đau đớn.
Mát xa tay mềm
3. Một số lưu ý quan trọng
Các bài tập tay có thể giảm đau, cứng và sưng đồng thời cải thiện tính linh hoạt của khớp. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện các bài tập thường xuyên và xây dựng thói quen về thời gian, địa điểm tập luyện.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các động tác này, hãy nhớ di chuyển chậm, hít thở sâu và dừng lại nếu có bất kỳ căng thẳng hoặc đau đớn nào.