1. Bạn không muốn hắt hơi? Dùng tay nhấn lên mũi
Bạn không muốn hắt hơi? Dùng tay nhấn lên mũi
Khi bạn kích thích da trên mũi, não sẽ nhận được một tín hiệu cảnh báo và chấm dứt các phản xạ, bao gồm cả phản xạ hắt hơi. Ngược lại, nếu bạn muốn hắt hơi mà cố mãi vẫn không thể làm được, hãy nhìn vào ánh sáng nhé!
2. Để nghe tốt hơn, hãy bịt tai lại
Để nghe tốt hơn, hãy bịt tai lại
Khi bạn đang ở trong một câu lạc bộ hoặc tại một buổi hòa nhạc, âm nhạc to, và bạn không thể nghe bạn bè nói. Hãy bịt một tai lại, và xoay tai còn lại về phía người nói.
3. Mút ngón tay cái nếu bạn cảm thấy lo lắng
Mút ngón tay cái nếu bạn cảm thấy lo lắng
Phản ứng này có thể được giải thích bằng sự kích thích thần kinh, làm cho tim bạn đập chậm hơn và giảm huyết áp.
Nếu tình huống lo lắng bạn gặp khi ở nơi công cộng, chỉ cần cầm lấy ngón tay cái, ấn vào và thổi vào nó. Có một dây thần kinh nối từ tai và cổ họng. Việc bạn đặt ngón tay vào miệng và thổi sẽ kích hoạt thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị là một dây chạy dài suốt từ não bộ cho đến bụng và có nhiều mối liên hệ với thần kinh trung ương từ vùng đồi cho đến vùng hành cầu não. Từ những vùng này, dây thần kinh phế vị liên hệ trực tiếp tới vỏ não, chỉ đạo việc làm giảm nhịp tim, huyết áp, từ đó đánh bay cơn stress.
4. Để khỏi nấc cục, hãy để một viên đá nhỏ ở đầu lưỡi
Để khỏi nấc cục, hãy để một viên đá nhỏ ở đầu lưỡi
Mọi người đều có công thức riêng để chống lại nấc cục như: kéo đầu lưỡi, nhấm nháp, hoặc nuốt một khối đường. Ngoài ra, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ lưỡi ra, cách này giúp làm giảm co thắt cơ hoành (nguyên nhân gây nấc) bằng cách giúp kích thích thần kinh tại cơ này.
5. Nếu bạn bị chuột rút ở bên phải cơ thể trong khi chạy hãy thở ra khi bạn bước chân trái
Nếu bạn bị chuột rút ở bên phải cơ thể trong khi chạy hãy thở ra khi bạn bước chân trái
Quy tắc này cũng áp dụng tương tự khi chân bên trái của bạn bị chuột rút, và bạn sẽ thở ra khi bước chân phải.
Khi bạn chạy, máu chảy vào cơ bắp hoạt động. Nếu không có sự khởi động thích hợp, máu không lan tỏa đều, và do đó tràn vào gan và lá lách.
6. Nếu muốn thức dậy nhanh - nín thở 1 chút
Nếu muốn thức dậy nhanh - nín thở 1 chút
Khi bạn làm điều này, nhịp tim của bạn nhanh hơn, và cơ thể bạn sẽ gửi lệnh để bật chế độ hoạt động.
Tuy nhiên bạn đừng lạm dụng mẹo này bởi sự tỉnh giấc đột ngột sẽ phần nào gây tác động có phần tiêu cực đến trái tim của bạn. Đây cũng là lí do mà bạn không nên tập thể dục 2 giờ trước khi đi ngủ bởi đôi khi còn khiến bạn khó ngủ hơn.
7. Bạn đang buồn? Hãy cắn một cây bút chì
Bạn đang buồn? Hãy cắn một cây bút chì
Khi bạn giữ một cây bút chì bằng răng, các xung động thần kinh ở phần này sẽ gửi tín hiệu đến não bộ nhằm kích thích sản xuất hormone vui vẻ – endorphins. Cuối cùng, bạn sẽ mỉm cười mà quên đi lo lắng hay muộn phiền.
8. Kích hoạt não bộ với mùi hương của cây hương thảo
Kích hoạt não bộ với mùi hương của cây hương thảo
Nếu bạn cần phải gi nhớ điều gì đó trong thời gian ngắn, cách tốt nhất để làm điều đó là sử dụng toàn bộ não bộ của bạn. Học vào ban đêm, nằm trên giường và tràn ngập mùi hương thảo trong phòng. Thủ thuật đơn giản này sẽ giúp bạn ghi nhớ những thông tin cần thiết nhanh hơn và cho kết quả tốt hơn.
9. Khi chân bị tê, hãy lắc đầu
Khi chân bị tê, hãy lắc đầu
Bạn có nhớ cảm giác khó chịu khi chân hoặc cánh tay bị tê không? Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là chờ đợi đến khi hết tê? Lần sau, hãy cố gắng lắc đầu nhé! Cảm giác khó chịu sẽ biến mất nhanh thôi!
10. Dùng tay bịt mũi nếu muốn giảm nhịp tim
Dùng tay bịt mũi nếu muốn giảm nhịp tim
Nếu bạn lo lắng và tim đập quá nhanh, hãy lấy tay bịt mũi sau đó bịt tai và thở ra nhanh. Bạn sẽ cảm thấy áp lực bên trong tai của bạn đã thay đổi.
Đây đều là những mẹo vặt cực gần gũi nhưng có khả năng đánh lừa cơ thể, từ đó giúp cuộc sống bạn "nở hoa".