Một nghiên cứu của Hội Vi sinh học Hoa Kỳ mới đây phát hiện ra rằng khăn lau bếp có thể mang mầm bệnh có khả năng dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Các nhà nghiên cứu thu thập 100 khăn lau bếp sau một tháng sử dụng. Kết quả cho thấy 49% số khăn được kiểm tra có chứa vi khuẩn, số lượng vi khuẩn nhiều hơn ở những gia đình đông người và có trẻ em. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ khăn bếp bị nhiễm vi khuẩn như E. coli cao hơn trên khăn ẩm, khăn đa năng, hoặc ở những vị trí để thịt.
Trong số 49 mẫu dương tính với vi khuẩn, 36.7% chứa vi khuẩn coliform, là một nhóm bao gồm E. coli. Phần còn lại có chứa 36.7% enterococcus spp, nguyên nhân gây nhiễm khuẩn máu liên quan đến ống thông tĩnh mạch và 14.3% staphylococcus aureus, hay tụ cầu vàng và là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu.
Vi khuẩn Coliform và staphylococcus được tìm thấy với tỷ lệ cao hơn đáng kể trên khăn lau của các hộ gia đình ăn thịt. E.coli là một loại vi khuẩn phổ biến ở ruột người và động vật. Đa số là vô hại nhưng một số có thể gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy staphylococcus trên khăn tắm của các gia đình có con nhỏ và ở những hộ gia đình kinh thế thấp. Staphylococcus có thể gây ngộ độc thực phẩm khi vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ phòng nhằm tạo ra độc tố gây bệnh. Nó có thể bị tiêu diệt khi nấu ăn và khử trùng.
Sử dụng khăn lau trong thời gian dài làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn có thể lây lan vi khuẩn và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các nhà chức trách khuyến cáo nên rửa hoặc thay khăn lau, bọt biển thường xuyên hoặc làm sạch và để khô trước khi tái sử dụng.
Nên thay khăn lau bếp hàng ngày hoặc vào những ngày bạn nấu ăn. Sử dụng khăn dùng một lần hoặc khăn giấy sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng. Đảm bảo các bề mặt bếp sạch sẽ trước khi sử dụng. Sử dụng các thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Rửa và lau khô tay sau khi xử lý các loại thực phẩm như thịt sống. Làm sạch bề mặt bếp ngay sau khi sử dụng.