Những bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa
Sốt xuất huyết
Thời gian gần đây, Bộ Y tế liên tục đưa ra cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết năm 2024 cao chưa từng thấy so với cùng kỳ trước đây.
Đặc biệt, người bệnh dễ bỏ qua triệu chứng khởi phát sốt xuất huyết, bởi khá tương đồng với nhiễm siêu vi khác. Do đó, phụ huynh cần chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ: Khi trẻ có dấu hiệu sốt cần đưa đến cơ sở y tế khám ngay. Không tự mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, bởi bệnh có thể chuyển nặng đột ngột vào ngày thứ 3-7, nguy cơ dễ trở nặng và biến chứng nguy hiểm.
Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 đã có mặt tại Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thừa Thiên - Huế, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, TP HCM và Hà Nội
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nhiều khác biệt so với người lớn và chưa phát triển hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, vì vậy trẻ thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá đặc biệt là tiêu chảy vào mùa mưa.
Các triệu chứng của tiêu chảy gồm: Trẻ đi ngoài phân lỏng và thường xuyên hơn bình thường. Phân của trẻ có thể có màu xanh, màu vàng nhạt,…
Thời tiết vào mùa mưa nóng bức, độ ẩm trong không khí tăng cao thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho trẻ. Ba mẹ cần theo dõi thực đơn trẻ ăn tại trường học và ở nhà để cân đối về dinh dưỡng và có hướng xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Bệnh về da
Một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa, nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước, đó là hăm da, mẩn ngứa, côn trùng cắn, mụn mủ trên da…
Cơ thể trẻ thân nhiệt cao, dễ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy ở vùng nếp gấp: Cổ, bẹn, vùng lưng.
BS CK1 Lưu Quế Chi – Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Lê Quang Định (TP HCM), hướng dẫn: "Khi phát hiện ra trẻ có biểu hiện bất thường trên da, ba mẹ cần xử lý bằng cách vệ sinh vùng da con bị tổn thương, theo nguyên tắc "Sạch - Khô – Thoáng". Khi tình trạng tổn thương không cải thiện hoặc tệ hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời".
Tại Bình Dương, Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 có mặt ở Thành phố Dĩ An, Thành phố Thuận An
Viêm đường hô hấp
Vào mùa mưa, không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh. Các yếu tố này có thể xâm nhập vào mũi, họng khi trẻ hít thở, xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch yếu thì các triệu chứng viêm mũi họng chuyển biến nhanh xuống viêm đường hô hấp dưới.
Các bệnh thường gặp gồm: cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… kèm triệu chứng điển hình: ho, ho gà, ho đờm, sổ mũi, đau họng.
Từ đầu năm 2024 đến nay, vài tỉnh thành đã phát hiện nhiều bệnh nhi mắc bệnh ho gà. Đa số khi nhiễm bệnh trẻ không có biểu hiện ngay mà chỉ ho húng hắng, không sốt. Sau khoảng một tuần, trẻ xuất hiện ho nhiều cơn rũ rượi, trong cơn ho có tím mặt và trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính và được gia đình đưa đến bệnh viện mới xác định được bệnh ho gà.
Ho gà là bệnh dễ lây lan qua đường không khí, nên hạn chế trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu hoặc nghi ngờ ho gà. Đồng thời tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản… Vi khuẩn bạch hầu rất dễ lây lan theo đường hô hấp (nói chuyện, hắt hơi, giọt bắn…) cũng như gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng có chứa dịch tiết vi khuẩn bạch hầu. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày từ khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Những năm gần đây, bệnh bạch hầu đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, không tiêm đủ mũi hoặc không được tiêm nhắc lại. Vì vậy, phụ huynh cần nghiêm túc thực hiện đúng và đủ lịch tiêm chủng cho trẻ.
Những cách bảo vệ trẻ an toàn trong mùa mưa
Mùa mưa có thể mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe và an toàn của trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo một số cách bảo vệ trẻ an toàn sau đây:
Bảo vệ khỏi bệnh tật
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh tiếp xúc với nước bẩn: Nước mưa có thể chứa nhiều vi khuẩn và virus, vì vậy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước mưa hoặc các vũng nước bẩn.
- Rèn luyện hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất hàng ngày, hoạt động ngoài trời, để nâng cao sức đề kháng và duy trì sự hoạt động của hệ miễn dịch tốt hơn
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường như viêm mũi, viêm hô hấp, ho, thở khó… phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám ngay.
Bảo vệ khỏi tai nạn
- Đi lại an toàn: Khi ra ngoài trong mùa mưa, hãy chắc chắn rằng trẻ mang áo mưa và đi giày chống nước. Đảm bảo rằng trẻ đi lại cẩn thận để tránh trượt ngã trên mặt đường trơn.
- Giám sát khi chơi: Nếu trẻ chơi ngoài trời trong mùa mưa, hãy giám sát chúng để tránh các nguy cơ như lũ lụt hoặc lở đất.
Giáo dục về an toàn
- Dạy trẻ về nguy cơ mùa mưa: Giải thích cho trẻ về các nguy cơ mùa mưa như lũ lụt, điện giật từ nước mưa, và cách phòng tránh.
Bằng cách thực hiện những biện pháp này, bạn có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro trong mùa mưa và đảm bảo chúng an toàn và khỏe mạnh.
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/