1. Chồng Hiền vốn là đứa “phá gia chi tử”. Ngày Hiền về làm dâu, mẹ chồng dặn: “Nó hó hé gì, con cứ méc mẹ, mẹ xử đẹp liền”. Nhà cửa cho con trai, bà đã lo sẵn, việc làm cũng do bà lót đường. Điều bà mong mỏi lúc tuổi già là con trai có gia đình yên ấm. Vậy nên, bằng mọi giá bà phải tạo cho con dâu cảm giác an toàn.
Được mẹ chồng bảo vệ, Hiền rất mừng nhưng rồi tai họa ập xuống. Hình minh họa
Trước giờ, bà mẹ lúc thúc theo sau con trai để thu dọn chiến trường, lần này cũng vậy. Bà tới nhà cô thư ký, trước mặt cha mẹ cô gái, bà hùng hổ: “Con trai tôi có vợ rồi, cô đừng hòng tơ tưởng. Lần này tôi tha cho, lần sau tôi trèo tới nóc nhà, cào sạch không còn tấm ngói. Cái mặt cô tôi cũng không chừa...”.Lần đó chồng Hiền đi công tác. Hai người đi cùng anh vì quá say nên ngủ luôn ở công ty đối tác, chỉ có chồng Hiền và cô thư ký về khách sạn. Mọi người trêu chọc, “lửa gần rơm, tối đó chắc cháy đùng đùng”. Chuyện đến tai Hiền, cô uất ức méc mẹ chồng. “Mũi dại thì lái chịu đòn”.
Cô gái không phải dạng vừa, làm đơn kiện bà về tội vu khống, làm nhục người khác. Chồng Hiền phải khổ sở giải trình với cơ quan, năn nỉ cô gái kia năm lần bảy lượt, vụ việc mới tạm yên.
Sau vụ đó, chồng Hiền bỏ việc, giận lây cả Hiền. Anh nói chuyện không có gì, lẽ ra Hiền nên trao đổi với anh, mọi việc sẽ được giải quyết nhẹ nhàng êm thấm. Mẹ anh nóng tính, lại có sẵn thành kiến, đoan chắc mười mươi anh đã gây ra tội, chuyện bé xé ra to. Tình cảm vợ chồng Hiền rạn nứt một cách lãng xẹt.
Chị hai quá nhiệt tình "ghen giùm". Hình minh họa. |
2. Hoa mất mẹ lúc mới hai tuổi, chị hai trở thành người mẹ thứ hai của Hoa. Hoa đã có gia đình, nhưng với chị hai, Hoa vẫn là đứa em bé dại cần bảo bọc. Cứ vài ba ngày, chị lại tới nhà Hoa mua thức ăn, dọn dẹp nhà cửa. Hoa ỷ vào chị, mãi mãi là đứa trẻ không chịu lớn.
Chồng Hoa tính hay cà rỡn, miệng mồm dẻo quẹo nên khối em ở công ty chết mê. Một em tập sự hay theo chồng Hoa học việc. Chủ nhật cô ta hay gọi cho anh đôi khi chỉ hỏi: “Anh đang làm gì, ăn cơm chưa?”. Nghe loáng thoáng câu chuyện, chị hai liền đe em rể: “Dượng đừng bày đặt đèo bòng. Con Hoa nó hiền, tôi thì không tha đâu”. Chồng Hoa cười hề hề, bảo đồng nghiệp thân, đùa giỡn vui thôi.
Từ bữa đó, chị hai giám sát chặt em rể. Chồng Hoa về muộn, chị liền gọi hỏi đang ở đâu, nhậu với những ai. Nhiều lần chồng bực bội bảo Hoa: “Em đừng để chị hai can thiệp quá sâu vào chuyện nhà mình”. Hoa thấy có chị ra mặt giùm càng khỏe thân, nên để mặc chị đóng trọn vai bảo mẫu.
Trong tiệc cưới một người bạn cùng công ty, chồng Hoa và cô gái kia không biết uống nhầm thuốc gì mà nghe mọi người xúi, chụm mỏ hôn nhau. Bức ảnh lan truyền trên mạng một cách chóng mặt. Hoa run bần bật gọi cho chị, khóc không ra tiếng. Chị hai ào tới công ty, tiếng trước tiếng sau đã tát cô gái, còn gửi đơn lên ban giám đốc đòi kỷ luật cô kia.
Cô gái sau thời hạn tập sự, không được công ty ký hợp đồng. Nhưng chiếc ghế phó phòng của chồng Hoa cũng bị đình chỉ vô thời hạn, anh còn bị điều về chi nhánh khỉ ho cò gáy. Con đường công danh xem ra tắt tịt một khi lý lịch đã có vết đen. Chồng phẫn uất chất vấn Hoa: “Chuyện không có gì lớn, em lại quậy banh ra, giờ thì mất hết”. Hoa ngơ ngác, cô muốn giữ chồng, giữ việc cho chồng, đâu ngờ cớ sự ra nông nỗi này.
Người ta thường nói, chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ vấn đề và cách giải quyết thế nào. Người ngoài cuộc, vì quá nóng ruột cho người thân, đôi khi hành xử thiếu suy nghĩ, để lại hậu quả khó lường. Thay vì giúp vá lại cái tổ hỏng, họ lại làm bục thêm ra. Ghen giùm, hoàn toàn không phải là giải pháp tốt.