Trong sữa đậu nành còn có các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa chất isoflavone là một chất tương tự với hormone giới tính nữ, có thể dùng để bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
U
ống sữa đậu nành có tác dụng giảm béo chỉ đúng khi uống không quá 500ml/ngày, uống không có đường, kết hợp với một chế độ ăn h ợp lý, cân đối đủ theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Còn nếu uống thoải mái quá nhiều, uống thay nước lọc, hoặc uống cho đường nhiều, ăn chế độ ăn thừa năng lượng, không chịu vận động thì chẳng những giảm béo mà còn béo hơn.Trong hạt đậu nành có chứa các loại protein từ thực vật, có giá trị dinh dưỡng không kém sữa bò. So với các nguồn đạm thực vật khác, protein đậu nành có giá trị sinh học cao hơn hẳn. Nhiều nghiên cứu y học và khoa học đã khẳng định vai trò của đậu nành trong sức khỏe tim mạch, giảm thiểu cholesterol, giảm các triệu chứng giai đoạn mãn kinh, ngăn ngừa các loại ung thư (ung thư vú, tuyến tiền liệt, tử cung, trực tràng…), hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Vì vậy, thời gian gần đây, sữa đậu nành trở thành lựa chọn thường xuyên của những người có ý thức giữ gìn sức khỏe. Uống sữa đậu nành thường xuyên có thể giúp cho sức khỏe tốt hơn, tuy nhiên cần phải uống vừa phải (khoảng 500ml/ngày), nếu ai có nguy cơ bị thừa cân béo phì thì nên uống không có đường.
Trên thị trường hiện nay, ngoài sản phẩm sữa đậu nành của một số công ty lớn, có uy tín, phần lớn sữa đậu nành có xuất xứ từ các cơ sở tư nhân không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, nếu có điều kiện, các bà nội trợ nên tự chế biến sữa đậu nành tại gia đình. Còn nếu mua ở ngoài, nên chọn những cơ sở uy tín, quen biết để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Có thể chế biến sữa đậu nành theo cách như sau:
Bước 1: Chọn và bảo quản hạt
Hạt đậu nành giàu chất đạm béo nên cần bảo quản đúng cách. Thực tế, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng.
Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, có giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
Bước 2: Ngâm và xử lý bọt
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Các chị em cần phải xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến:
- Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
- Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt để nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Bước 3: Xay
Khi hạt đậu nở to, bong vỏ thì xát vỏ, đãi vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay, cho nước theo tỉ lệ 100 - 150g đậu cho 1 lít nước, dùng túi vải lọc vắt lấy nước sữa, rồi đun sôi khoảng 10 - 15 phút. Lưu ý, đun sữa đậu nành cần đun kỹ để phân hủy các chất ức chế men phân giải Protein có trong hạt đậu nành. Khi đun cần vặn thật nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy nhẹ.
Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần là được.