1. Thớt ăn
Mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt sau một thời gian sử dụng, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6 - 8 tháng nên thay thớt một lần, khi dùng tốt nhất nên tráng qua nước sôi.
Hơn nữa, sau khi sử dụng, thớt cần được rửa với nước rửa chén và bàn chải để làm sạch phần thức ăn thừa bám trên mặt thớt và phải dựng hoặc treo lên cho thật khô.
1. Thớt ăn
2. Gối cũ
Theo nghiên cứu về hen suyễn, dị ứng và miễn dịch học ở Mỹ, khoảng 10% người Mỹ bị dị ứng và mẫn cảm với bụi có xu hướng lưu cữu trong gối cũ. Điều tương tự xảy ra từ nệm cũ và chăn. Bụi không cắn chúng ta, nhưng chúng có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
2. Gối cũ
3. Khăn mặt
Khăn mặt thường được làm từ những sợi bông mềm mại thấm hút nước tốt, khi xài rất dễ chịu cho làn da của bạn nhưng cũng chính vì điều này lại là điều kiện cho những con vi khuẩn sinh sôi và phát triển
Ngay cả khi khăn còn rất mới thì vẫn có thể xảy ra trường hợp này do khăn treo trong phòng tắm, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Do đó, tốt nhất là hãy thay khăn mặt 3 tháng một lần. Không chỉ khăn mặt mà hầu hết các loại khăn như khăn tắm, khăn bông, khăn tay v.v… đều cần được thay thế những món đồ này.
3. Khăn mặt
4. Giày và quần áo cũ
Điều này có vẻ như ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn giữ thói quen mang giày và trang phục rất cũ. Hãy quẳng chúng đi ngay ngày hôm nay. Giày cũ có thể ảnh hưởng đến bàn chân và cơ bắp chân, và những mảnh sợi cũ của quần áo có thể gây kích ứng da.
4. Giày và quần áo cũ
5. Miếng bọt biển nhà bếp
Miếng bọt biển nhà bếp của bạn hút các vi khuẩn nhanh hơn bạn nghĩ. Không có cách nào triệt để rửa và làm sạch nó. Bạn không bao giờ thoát khỏi các mầm bệnh trong miếng bọt biển.
5. Miếng bọt biển nhà bếp
6. Hộp đựng gia vị cũ
Các loại gia vị đựng trong tủ của bạn suốt nhiều năm có thể không làm cho bạn bị bệnh, nhưng chúng sẽ không còn tác dụng tăng hương vị cho món ăn nữa.
Hãy vứt bỏ những loại gia vị cũ, đây là nguyên tắc quan trọng khi muốn nấu những món ăn lành mạnh mà không chứa quá nhiều calo hay chất béo.
6. Hộp đựng gia vị cũ
7. Đũa ăn cũ
Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.
7. Đũa ăn cũ
Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
8. Thức ăn thừa còn sót lại trong tủ lạnh
Theo tiến sĩ Michael P. Doyle, giám đốc trung tâm thực phẩm an toàn Đại học Georgia đối với thực phẩm dễ hư hỏng có chứa thành phần động vật, cách tốt nhất là ăn ngay hoặc vứt bỏ, cùng lắm là bảo quản đông lạnh chỉ trong vòng 3 ngày.
8. Thức ăn thừa còn sót lại trong tủ lạnh
Đặc biệt vi khuẩn Listeria là sinh vật ngộ độc nguy hiểm, có thể gây viêm màng não, sảy thai, thậm chí tử vong. Nó có khả năng sinh sản nhanh, số lượng có thể lên đến hàng triệu con khi ở trong tủ lạnh 3 tuần.