Nhìn chung, Nhật Bản vẫn luôn được xem là một đất nước hoàn hảo. Thực tế, văn hóa của quốc gia này có rất nhiều điều kỳ lạ, thậm chí là phi logic, khiến ngay cả người bản địa đôi khi cũng cảm thấy ngán ngẩm.
1. Hàng xóm sẵn sàng khiếu nại nếu có ai bước chân mạnh
Nhà ở Nhật Bản hầu hết đều sử dụng vật liệu nhẹ và mỏng. Điều này giúp giảm chi phí, nhưng cũng đem đến khá nhiều phiền toái, như gây ồn cho hàng xóm.
Đây là lý do vì sao khi sống ở Nhật, giữ im lặng là cực kỳ quan trọng, không chỉ ở nơi công cộng, trên các phương tiện công cộng mà còn ở nhà. Một YouTuber người Nga từng chia sẻ rằng hàng xóm của anh đã gọi điện phàn nàn với chủ đất, chỉ vì anh đóng cửa tủ hơi mạnh.
Không phải người Nhật nào cũng thích việc phải rón rén khi ở nhà mình, đặc biệt là những người trẻ. Họ cũng tổ chức tiệc tại nhà, mở nhạc lớn, trò chuyện thoải mái. Nhưng các bức tường mỏng thường gây rắc rối cho mọi người.
2. Không thể giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại
Trong câu chuyện trên, có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao vị hàng xóm không gõ cửa nhà anh chàng đóng tủ mạnh, nhắc nhở giữ im lặng?
Việc này có liên quan đến văn hóa. Người Nhật không có thói quen giải quyết mâu thuẫn qua đối thoại. Một blogger sống nhiều năm tại Nhật Bản đã mô tả cách người ta giải quyết mâu thuẫn với hàng xóm: Bạn không thể phàn nàn trực tiếp tới họ, mà phải gửi thư cho chủ đất.
Chủ đất sau đó sẽ viết thư cho người thuê nhà, thông báo rằng hàng xóm đang khó chịu về tiếng ồn mà họ gây ra. Đôi khi thư đi thư lại vài lần trước khi vấn đề được giải quyết.
3. Quảng cáo âm thanh ồn ào trên đường phố
Bất chấp các quy tắc nghiêm ngặt về sự im lặng, có rất nhiều quảng cáo âm thanh ở Nhật Bản, cả đứng yên và di chuyển - giống như xe tải gắn loa trên nóc. Họ lái xe trên đường phố và quảng bá tất cả mọi thứ: dịch vụ sửa chữa, tiệm bánh, và các đảng chính trị.
Quảng cáo âm thanh ồn ào trên đường phố
Không phải người Nhật nào cũng thích ý tưởng về những chiếc xe tải làm gián đoạn giấc ngủ này, ngay cả vào chủ nhật. Bất chấp những lời phàn nàn, cảnh sát rất khoan dung khi nói đến những chiếc xe tải này.
4. Nhiều người kết bạn với người nước ngoài có chủ đích
Các phương tiện truyền thông thường nói về việc làm bạn với một người Nhật khó đến mức nào. Văn hóa Nhật Bản vốn không ưa gì người nước ngoài. Nhiều người Nhật không muốn cho người nước ngoài thuê nhà. Theo khảo sát từ Hiệp hội quản lý bất động sản Nhật, lý do nằm ở bất đồng ngôn ngữ.
Tuy nhiên, có một nhóm người được gọi là "Gaijin hunter" (thợ săn người ngoại quốc) lại hết sức cởi mở. Họ có thể kết bạn rất nhanh, thậm chí sẵn sàng hẹn hò với người nước ngoài. Họ làm điều này để lấy oai với bạn bè, hoặc để được dạy ngoại ngữ miễn phí.
Một blogger người Canada sống tại Nhật, kể: lại "Những người bạn đầu tiên của tôi tại Nhật là một nhóm Gaijin hunter. Họ rất ngọt ngào, nhưng sau này khi biết một chút tiếng Nhật, tôi mới giật mình nhận ra họ coi tôi là 'giáo viên miễn phí', thậm chí xúc phạm tôi".
5. Người Nhật chia mọi người thành 2 nhóm Uchi và Soto
Uchi là vòng tròn bên trong - chỉ những người thân cận, bao gồm thành viên gia đình, người thân, bạn bè thân thiết, hoặc đồng nghiệp lâu năm. Phần còn lại là Soto. Hai nhóm này rất khác nhau, đến nỗi người Nhật còn dùng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau để gọi họ. Và để chuyển Soto sang Uchi mất rất nhiều thời gian.
Một số nhà hoạt động trẻ tại Nhật cho rằng hệ thống này thực sự độc hại, bởi nó khiến nhiều người cảm thấy tự ti, xa lánh khỏi xã hội và từ đó hình thành những Hikikomori - người chối bỏ xã hội.
6. Hơn 700.000 người là Hikikomori - chối bỏ xã hội
Hơn 700.000 người là Hikikomori - chối bỏ xã hội |
Hikikomori là những người tự nguyện tách biệt khỏi xã hội. Họ thường trẻ, trung bình 30-31 tuổi, hoặc là trung niên thất nghiệp. Họ sống trong nhà bố mẹ, phần lớn thời gian ở trong phòng, đồ ăn thức uống được đưa tới tận nơi. Một số người thậm chí còn không giao tiếp với bất kỳ ai, và sống như vậy cả thập kỷ. |
Chính phủ Nhật Bản lo ngại về hiện tượng này trong nhiều năm, và đã tìm nhiều cách để đưa các Hikikomori hòa nhập với cộng đồng.
7. Ngoại tình chiếm tỷ lệ lớn
Nhật Bản có tỷ lệ ly hôn thấp, nhưng không phải do mọi cuộc hôn nhân đều êm đẹp. Ngay cả khi cuộc sống ngột ngạt, họ vẫn chọn ở cùng nhau. Lý do là bởi nhiều phụ nữ Nhật ở nhà làm nội trợ, và ly hôn sẽ khiến họ khó khăn về tài chính. Đàn ông thì sợ sau chia tay sẽ không được gặp con nữa, do ở Nhật không có chuyện vợ chồng sau ly hôn cùng nuôi con chung. Chỉ một trong hai người được nuôi con mà thôi.
Ở Nhật, quan niệm về ngoại tình không quá khắt khe như nhiều nơi khác. Một số vùng vẫn có chuyện hôn nhân sắp đặt. Bởi vậy, tỷ lệ ngoại tình ở Nhật là rất cao. Theo một khảo sát của Sagami Rubber Industries (doanh nghiệp sản xuất bao cao su nổi tiếng tại Nhật) vào năm 2019 trên 14.000 người, 15,2% phụ nữ và 20,5% nam giới thú nhận từng ngủ với người khác ngoài bạn đời.
8. Đôi yêu nhau chỉ cần gặp 1 - 2 lần mỗi tháng
8. Đôi yêu nhau chỉ cần gặp 1 - 2 lần mỗi tháng |
Những đôi yêu nhau ở Nhật không gặp nhau hàng ngày như ở các quốc gia khác. Họ hoàn toàn thấy bình thường với tần suất gặp gỡ vài lần mỗi tháng. Họ cũng không dành nhiều thời gian cho nhau: không nhắn tin, không gửi ảnh... Không phải tình yêu của họ nhạt nhẽo, mà đó là văn hóa ở xứ này. |
9. Đi gần hay xa, bạn đều phải mang quà về cho đồng nghiệp và người thân
9. Đi gần hay xa, bạn đều phải mang quà về cho đồng nghiệp và người thân |
Các món quà nhỏ cho bạn bè, người thân - omiyage - là thứ không thể thiếu trong hầu hết các chuyến đi của bạn. Ảnh: instagram. |
Dù chỉ là chuyến đi ngắn tới thị trấn gần đó, bạn phải mang về những món quà nhỏ, gọi là omiyage. Nếu không làm thế, bạn sẽ nhận được những ánh mắt lạ lẫm. Ở Nhật, thậm chí có câu nói vui rằng, trung bình mỗi người dành 15 phút để ngắm cảnh, và 45 phút để chọn omiyage.