Mỗi khi Tết đến, nhiều người phải nhập viện do rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân chính thường là do các gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm để dùng trong mấy ngày Tết.
Thực phẩm chín sống lẫn lộn khiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn… Các tác nhân gây ngộ độc có thể là các loại vi khuẩn, độc tố nấm... hoặc các chất phụ gia, chất bảo quản.
Việc bảo quản trong tủ lạnh nên thực hiện trong vòng 2 tiếng sau khi mua về hoặc chế biến, tránh để các loại thịt, cá ngoài trời quá lâu. Với cá, hải sản, chỉ nên bảo quản tối đa 2 ngày, các loại thịt có thể 3 - 5 ngày. Đặc biệt, đã rã đông thì dùng hết một lần, không cho đông lại.
Hơn nữa, nhiều bà nội trợ mắc phải những sai lầm tai hại khi trữ thực phẩm bằng đồ nhựa. Những hạt nhựa li ti sẽ qua thức ăn, nước uống để vào cơ thể, gây nên những tổn thương tế bào vĩnh viễn. Vì thế, nên dùng đồ sứ, thuỷ tinh, inox, giấy… để đựng thực phẩm.
Tích trữ đồ ăn dịp Tết làm sao để đảm bảo? Ảnh minh họa
Để việc sử dụng tủ lạnh bảo quản thực phẩm được hiệu quả và tươi ngon, các bà PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh, BV đa khoa Medlatec khuyên các bà nội trợ nên bảo quản thực phẩm cận thận, đặc biệt là những món ăn đã chế biến.
Theo ông, trong tủ lạnh, đặc biệt là thực phẩm tươi sống sẽ làm mất đi vitamin và muối khoáng. Những thực phẩm đã nấu chính mà bảo quản từ bữa trước sang bữa sau, hoặc bảo quản không đúng cách dễ bị nhiễm khuẩn hoặc gây ra ngộ độc.
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: giò, thịt xay, chả, măng, miến, mộc nhĩ… ngoài thị trường dễ bị nhiễm chất bảo quản, đặc biệt trường hợp chế biến thủ công không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm; sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Để đảm bảo thực phẩm an toàn trong ngày Tết, các bác sĩ cũng khuyến cáo, mọi người nên chú ý việc vệ sinh tủ lạnh. Trong tủ lạnh hay có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng lại ấy có mang những vi khuẩn của những thực phẩm trước vô hình chung khiến thực phẩm bị lây nhiễm vi khuẩn.
Chia nhỏ những món kho, canh để ăn. Ảnh minh họa
Những thực phẩm tươi sống hoàn toàn như thịt, cá nếu chúng ta để chung cùng một nơi có những loại thực phẩm đã được nấu chín như giò, chả sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm chéo từ những thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín.
Cần chia nhỏ thực phẩm thành từng phần trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Khi nhiệt độ hạ xuống để thực phẩm đông cứng lại, bà nội trợ mang ra cả khối thực phẩm và dùng dao chặt nhỏ lấy một phần để sử dụng, thì phần thực phẩm không sử dụng tới sẽ bị tan đá và lại bị nhiễm vi khuẩn.
Nếu sử dụng thực phẩm kích thước lớn, bà nội trợ nên làm sạch sau đó thái thành từng miếng vừa phải cho từng bữa ăn, bọc lại rồi mới bỏ vào trong tủ lạnh để khi ăn chúng ta ăn phần nào lấy ra phần ấy.
Vấn đề rã đông: khi lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh, mọi người thường có thói quen cho vào nước nóng để làm tan đá, làm lãng phí chất dinh dưỡng bởi vì tế bào bị vỡ ra, thoát ra ngoài cùng nước, làm giảm chất dinh dưỡng. Do đó, chúng ta nên cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn dưới để làm tăng nhiệt độ từ từ sau đó mang ra ngoài thì thực phẩm sẽ tan đá và không bị mất chất dinh dưỡng.