Chiếc áo dài là sự kết tinh, hội tụ vẻ đẹp truyền thống dân tộc: Trên nền vải lụa màu đỏ là những đường nét họa tiết hoa văn thổ cẩm đặc sắc, cùng với hình ảnh cây tre được vẽ hoàn toàn thủ công gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Tre cùng người trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập tự do dân tộc. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Ngoài ra, để tạo những nét chấm phá, tôn lên vẻ đẹp của sự kết tinh, hội tụ này, chiếc áo dài được đính kết lên gần 100 viên ngọc trai và 180 chuỗi pha lê. Viên chủ là đá topaz màu xanh biển tựa giọt nước mắt của biển cả, được các thợ may, thợ thêu và họa sĩ thực hiện xuyên suốt 15 ngày đêm.
Bộ áo dài đã được bà Tạ Thu Hương đấu giá thành công với trị giá 50 triệu đồng tại đêm bán kết Ms di sản áo dài phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hải Phòng.
Sau chương trình, CEO Trường Nguyên sẽ công bố thời gian và địa điểm để trao quỹ từ thiện cùng các tân hoa hậu.
Tiền đấu giá và đóng góp từ nhiều nguồn sẽ được sử dụng vào hoạt động từ thiện tại vùng cao vào dịp đầu năm học mới. Dùng để mua sách vở và đồng phục cho học sinh trường cấp 3. Đặc biệt, công ty TNHH và Phát triển Bình An (Thương hiệu áo dài An An) tặng thêm 50 bộ áo dài trắng cho các nữ sinh.
An An có nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, dạy miễn phí cho phụ nữ khuyết tật và khó khăn nghề thêu thủ công truyền thống. Các sản phẩm thêu thủ công vừa nhận được chứng nhận Ocop 3 sao. Hoạt động từ thiện vùng cao lần này còn được kết hợp với CLB Di sản Áo dài Việt Nam và CLB Di sản áo dài Hải Phòng.