Mỗi người chúng ta trung bình dành một phần ba cuộc đời cho việc ngủ, tuy nhiên không phải ai cũng biết ngủ đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh. Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp xóa tan mệt mỏi của một ngày học tập làm việc căng thẳng mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Ngược lại, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không sâu dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng điểm lại 6 điều cấm kỵ khi ngủ mà nhiều người vẫn thường mắc phải nhé!
Minh họa từ internet
1.Đi ngủ sau 11 giờ đêm
Việc hình thành cho bản thân thói quen đi ngủ trước 11h sẽ mang lại những tác động vô cùng to lớn cho sức khỏe. Ngủ đủ và đúng giờ sẽ giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, khơi dậy óc sáng tạo, rèn luyện sự tập trung cũng như gia tăng tuổi thọ. Thức khuya thường xuyên làm mất cân bằng hormone, làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn mệt mỏi và làmcho gan bị tổn thương, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thận, gây tổn hại khí huyết khiến cho sắc mặt trở nên xám xịt, tâm trạng ức chế, cáu bẳn
2. Ngủ trong trạng thái bực tức
Theo khoa học, những người hay cãi nhau, giận dữ trước khi ngủ có tỷ lệ mất ngủ cao gấp nhiều lần người bình thường. Lý do là bởi khi nóng giận sẽ khiến cho tim đập nhanh, hơi thở gấp, khó chìm vào giấc ngủ. Về lâu dài có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe. Cách tốt nhất là giải quyết xung đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.
3. Không ngủ trưa
Khoảng thời gian buổi trưa từ 11h-1h chiều chính là lúc cơ thể rất cần nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Một giấc ngủ trưa khoảng 15 – 20 phút chính là chìa khóa giúp bạn tỉnh táo và tăng khả năng tập trung vào buổi chiều và tối. Ngược lại, việc không ngủ trưa sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn, thải ra nhiều chất cặn bã khiến thần kinh bị tê liệt. Mệt mỏi bị dồn nén, tích tụ, về lâu dài rất có thể sẽ dẫn đến stress, hiệu suất công việc sẽ giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tránh việc ngủ trưa quá lâu, bởi lúc này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu, lúc thức dậy sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ dẫn.
4. Ngủ trong khu vực nhà bếp
Gas là hỗn hợp của các chất Hydrocacbon, trong đó thành phần chủ yếu là khí Propane (C3H8), Butane (C4H10) và một số thành phần khác.Khi khí gas bị đốt cháy sẽ sinh ra khí ôxít các-bon (CO) 5-10%, khí này ngấm vào quần áo hay các ngõ nghách gầm giường trong phòng ngủ, khi bị tích tụ lâu ngày chúng sẽ chiếm lượng khí Oxy cần thiết.
Sau khi hít CO vào phổi, nó liên kết với hồng cầu trong máu, vì sức của nó mạnh hơn ôxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy.
Từ đó làm giảm lượng không khí mới cung cấp cho não, gây ra hiện tượng trằn trọc, ngủ không ngon giấc, mơ nhiều, dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tốt, làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ làm việc không hiệu quả.
Chưa kể ngủ gần nhà bếp sẽ ảnh hưởng bởi côn trùng, gián, chuột...và trường hợp xấu là bình ga bị dò khí gây mất an toàn cho tính mạng con người. Tóm lại cách tốt nhất là không ngủ trong nhà bếp hoặc không thiết kế phòng ngủ thông với phòng nhà bếp để tránh gây tổn hại sức khỏe và thân thể.
5. Ngủ nướng
Thời gian nghỉ luôn được mọi người tận dụng để ngủ nướng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Thói quen xấu này có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, thậm chí dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, dạ dày, hệ tiêu hóa…
Ngoài ra, sau mấy ngày nghỉ lễ, cơ thể quen với việc ngủ nướng, đồng hồ sinh học sẽ bị phá vỡ, bạn sẽ khó thích nghi và cảm thấy mệt mỏi khi quay về với nhịp độ công việc hàng ngày.
6. Dậy muộn
Một trong những hệ quả của việc thức khuya hoặc không ngủ đủ giấc đó chính là thói quen dậy muộn vào buổi sáng. Dậy muộn sẽ khiến cho đại tràng (ruột già) không được hoạt động, việc tiêu hóa và bài tiết của cơ thể do đó sẽ bị ngưng trệ.
Ngoài ra, từ 7h-9h sáng cũng là khoảng thời gian các cơ quan tiêu hóa làm việc hiệu quả nhất, dậy sớm và ăn sáng vào khoảng thời gian này sẽ giúp cho việc trao đổi chất và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi hơn.