Trong nghiên cứu tiến sĩ về cột sống và bệnh nan y của bà Sridevi Tố Hải, cột sống là cấu trúc hỗ trợ trung tâm của cơ thể con người. Chức năng của cột sống là giúp cho cơ thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác của bộ xương lại với nhau: đầu, ngực, xương chậu, vai, cánh tay và chân. Cột sống cũng được xem như bộ não thứ hai của cơ thể vì có số nơron thần kinh gần bằng với bộ não thứ nhất. Khi đáy cột sống trẻ hóa, thẳng hàng thì cơ thể sẽ linh hoạt, khỏe mạnh. Nhưng đáy cột sống một khi bị suy yếu, nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, bệnh vô sinh, thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm...
Lão hóa cột sống do thói quen
Nguyên nhân chính dẫn đến việc đau đáy cột sống là do thói quen sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên bê vác nặng, lao động sai tư thế, ngồi và đứng không thẳng, ít vận động thể thao hoặc tập luyện sai cách... đều khiến vùng đáy cột sống bị ảnh hưởng và chuyển sang vẹo lệch, gù lồi, lõm, lão hóa… Đặc biệt, bệnh cột sống không bỏ qua bất cứ ai, trẻ em, người lớn, người già, phụ nữ mang thai đều có thể bị các bệnh về cột sống.
Trong chương trình "Kỹ năng phục hồi đáy cột sống", chị Kim Thành (40 tuổi, Q. Phú Nhuận) cho biết: "Năm nay, tôi đã ngoài 40 tuổi, tôi thường hay bị đau phần lưng dưới, mỗi lần đau như vậy, tôi cảm thấy rất khó chịu vì cơ thể lúc nào cũng mỏi mệt, đau nhức. Tôi rất muốn tìm nguyên nhân mình bị đau để có phương pháp chữa trị kịp thời". Trường hợp của chị Thành, ai cũng nghĩ đơn giản lớn tuổi bị đau lưng hay nhức mỏi là bình thường, nhưng với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành phục hồi tự nhiên, Master Sridevi Tố Hải kiểm tra phần lưng, nhìn qua dáng chị đi đứng… cho biết chị Thành bị lão hóa sớm phần đáy cột sống và lồi đĩa đệm.
Lồi đĩa đệm hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm là một hiện tượng của thoái hóa cột sống khi mà các nhân đĩa đệm bị tác động chúng lồi lên và thoát ra ngoài gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống. Phần lớn nguyên nhân do tuổi tác, nghề nghiệp, di truyền… Tuy nhiên, một phần lớn do thói quen hàng ngày mà nhiều người không để ý và không sửa sớm. Master Sridevi Tố Hải nhấn mạnh, những ai có thói quen đi chân chữ V rất hay bị đau khớp gối phía trong và đau đáy cột sống.
Trường hợp khác được bà Mỹ Dung (58 tuổi, Q. Bình Thạnh) chia sẻ khi tham gia chương trình, cô thường xuyên bị đau và tê buốt chân, mỗi lần tê chân, cô cảm thấy khó chịu mà cũng nhiều lo lắng. Master Sridevi Tố Hải đã chỉ ra những dấu hiệu bà Dung bị lão hóa và thoát vị đáy, hông bên phải cao hơn hông bên trái dẫn đến việc gối trái bị tê buốt, đó là chưa kể đáy cột sống bị lệch về bên phải từ 2 – 3 đốt, vẹo lệch thành hình chữ X rất nguy hiểm. Khi biết được nguyên nhân của việc vẹo lệch nằm ở thói quen ngồi gù lưng của mình, bà Dung mới thật sự ngỡ ngàng, thói quen đơn giản lại khiến cô bị bệnh không giản đơn chút nào.
Phục hồi đáy cột sống bằng yoga và thiền
Theo bà Sridevi Tố Hải, cột sống là cuộc sống, hãy ý thức bảo vệ cột sống, đừng để quá muộn.
Chi phí cho một ca phẫu thuật cột sống ở Việt Nam từ nhẹ tới nặng rơi vào khoảng 20 – 50 triệu tùy theo tổn thương cột sống, có những ca mổ lên đến 100 – 200 triệu nhưng chưa chắc bỏ tiền mà khỏi bệnh. Nếu quá trình phẫu thuật chạm vào những dây thần kinh quan trọng ở cột sống thì khả năng phục hồi phải nhờ vào may mắn.
Thay vì phải phẫu thuật để điều trị, chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp khác để phục hồi, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hoàn toàn tự nhiên, an toàn và hiệu quả từ yoga và thiền đặc biệt là yoga phục hồi. Sự khác nhau của yoga với các môn thể thao khác chính là khí và năng lượng, trong phục hồi tự nhiên, các huấn luyện viên yoga sẽ đưa khí vào từng đĩa đệm cột sống để phục hồi.
Cột sống thẳng thì cơ thể sẽ cần bằng, muốn cân bằng cơ thể thì chúng ta phải luyện tập, yoga và thiền là nghệ thuật lấy lại cân bằng tốt nhất. Cột sống chính là cuộc sống, vì vậy hãy ý thức bảo vệ cột sống để cuộc sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.