Cùng tham khảo một số mẹo dưới đây để loại bỏ vết keo dính trên chai lọ thủy tinh.
Bật máy sấy tóc ở chế độ nóng nhất, sau đó làm nóng những chỗ có băng keo dính khoảng một phút. Với cách làm này sẽ làm giảm độ bám của keo dính trên chai thủy tinh. Sấy đến khi vết băng keo hoàn toàn bong ra. Để đảm bảo, nên dùng bọt biển lau qua lần nữa. Những chiếc chai được xử lý theo cách này sẽ rất đẹp khi dùng để cắm hoa, cây cảnh.
Sử dụng cồn
Việc dùng máy sấy tóc có thể loại bỏ được keo dính, nhưng vẫn có một số loại keo rất khó làm sạch. Lúc này có thể đổ một ít cồn lên vết keo còn sót lại và để trong vài phút. Cồn là dung môi hữu cơ, có thể hòa tan một số chất không tan trong nước, chẳng hạn như keo dính. Sau đó dùng khăn lau sạch. Chú ý là cồn sẽ bốc hơi rất nhanh, vì vậy việc chà xát phải thực hiện nhanh chóng khi cồn vừa thấm lên vết keo bám.
Sử dụng rượu trắng hoặc dầu gió
Nhúng tăm bông vào rượu có nồng độ cao và nhẹ nhàng lau những vết keo dính. Nếu nhà không có rượu, có thể sử dụng dầu gió thay thế. Theo đó, từ từ cho từng giọt dầu gió lên vết keo, xoa đều dầu gió để phủ khắp. Lớp keo sẽ nhanh chóng mềm lại và bong ra ngay tức thì.
Sử dụng nước tẩy sơn móng tay
Vì nước tẩy sơn móng tay có chứa chất ăn mòn nên bôi trực tiếp loại tẩy rửa này lên phần băng dính còn sót lại và đợi 10 phút trước khi lau sạch bằng bọt biển. Món đồ của bạn sẽ trở nên sạch bóng và không còn bận tâm về vết băng dính.
Sử dụng nước tẩy đa năng
Sử dụng nước tẩy đa năng là một trong những cách tẩy vết keo trên đồ thủy tinh được sử dụng nhiều nhất. Đổ một chút nước tẩy đa năng lên phần keo dính và đợi khoảng ba phút. Sau đó dùng bọt biển lau lại cho đến khi sạch hết những vết băng dính.
Sử dụng tẩy cao su
Sử dụng một cục tẩy cao su nếu có chỉ một lớp keo mỏng. Ví dụ: nếu bạn đã xóa nhãn và ở đó chỉ còn lại một chút dư lượng nhỏ trên chai lọ, hãy chà một cục tẩy lên trên nó.
Mẹo sử dụng chanh khi nấu ăn
1. Chanh giúp kho cá, thịt nhanh mềm
Theo kinh nghiệm dân gian, trong món cá kho nổi tiếng làng Vũ Đại bên cạnh hơn mười gia vị ướp cá, người làm thường cho thêm nước cốt chanh giúp món ăn đượm vị đượm màu, không hề tanh và đặc biệt cá mềm bùi, ăn được cả xương mà vẫn giữ nguyên miếng.
Hoặc trong món thịt kho rệu miền Nam cũng thường xoa đều nước cốt chanh cùng đường khi ướp giúp cho khi kho thịt nhanh mềm và phần mỡ trong hấp dẫn hơn.
Dưới góc độ khoa học, chanh có tính axit giúp phá vỡ các sợi cơ liên kết giúp thớ thịt, cá nhanh mềm hơn. Ngoài chanh thì trong ẩm thực Việt, nhiều món dùng chất chua để tạo vị và nhanh mềm như thịt giả cầy ướp mẻ, thịt trâu nhúng mẻ, thịt bò nhúng giấm.
Với những người tập gym, món ức gà luộc là món ăn được ưu tiên hàng đầu. Để ức gà luộc không bị khô bã khi sơ chế thường ngâm với nước muối loãng, thêm chút đường và chanh giúp cho thịt thơm ngọt và mềm mọng.
2. Chanh giúp khử thâm chuối, hoa chuối
Quả chuối xanh và hoa chuối là nguyên liệu quen thuộc của nhiều món ngon truyền thống như ốc om chuối đậu, hoa chuối ăn kèm bún riêu, bún bò Huế... giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, tăng tiết sữa mẹ, giảm trầm cảm. Tuy nhiên, quả chuối xanh và hoa chuối vốn chứa nhiều nhựa (mủ) nên khi gọt và thái gặp không khí nhanh bị thâm đen.
Cách hiệu quả khử thâm là chuẩn bị sẵn thau nước lạnh pha nước cốt chanh, axit axit trong chanh trung hòa mủ, giúp hoa chuối có màu trắng đẹp. Một số người dùng muối hoặc giấm nhưng hiệu quả không bằng chanh vì hoa chuối dễ bị mềm.
3. Chanh giúp thịt và lòng lợn luộc trắng thơm
Khi luộc thịt chân giò hoặc lòng lợn, bên cạnh căn thời gian luộc, phương pháp hãm nhiệt rất quan trọng. Thịt chân giò hoặc lòng lợn sau khi luộc chín vớt ra ngâm ngay vào âu nước đá sạch ngập mặt. Lúc này thịt và lòng lợn đang nóng gặp nhiệt độ giảm đột ngột (hiện tượng sốc/biến nhiệt) làm phần da và bề mặt bên ngoài săn lại, chắc giòn hơn. Lúc này, vắt thêm chút nước cốt chanh tươi để giúp thịt và lòng lợn trắng thơm hơn.
4. Chanh giúp rã đông thịt cá giữ được hương vị
Để rã đông gấp mà vẫn giữ được hương vị cho thịt cá nói chung, hỗn hợp nước muối loãng pha chút đường, chanh chính là bí quyết vàng.
Dưới góc độ khoa học, hai chất trong chanh gồm citric và vitamin C giúp cho cấu trúc sợi protein tươi lâu hơn. Còn muối giúp phá các enzyme và làm hư hại ADN của vi khuẩn, vì thế ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
Đường có tính giữ nước bên trong tự nhiên cho thực phẩm, ngăn không bị mất chất khi ngâm. Bí quyết này được nhiều đầu bếp Âu Mỹ sử dụng khi rã đông cấp tốc giúp thịt cá mọng nước, giữ được vị tươi ngon.
Nên đậy hay mở nắp nồi khi luộc rau?
Nhiều người nói mở nắp nồi khi luộc rau sẽ làm bay đi các chất dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe, điều này đúng hay sai? (Thương, 31 tuổi, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Rau xanh cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, tuy nhiên khi qua chế biến, lượng dinh dưỡng này ít nhiều bị hao hụt. Nhiều người từ khâu sơ chế đến chế biến không đúng cách làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng quý giá này.
Luộc rau hay nấu canh không nên mở nắp nồi. Nếu sợ rau vàng, bạn có thể làm cách sau: nước sôi cho rau vào, đảo một lần rồi đậy vung (nắp). Khi nồi rau sôi tiếp thì mở vung, đảo lật ngược lần nữa rồi đậy vung lại. Tùy từng loại rau mà căn chỉnh thời gian, chỉ nên luộc chín tới rồi tắt bếp, càng luộc rau lâu thì vitamin càng bị hao hụt nhiều.
Việc đậy nắp vung chính là cách để hạn chế tối đa lượng vitamin bị mất, còn việc mở nắp đảo hai lần để rau chín đều và không bị vàng khi luộc.
Thực tế, để rau giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất thì bạn nên hấp, để thực phẩm này không tiếp xúc trực tiếp với nước. Tuy nhiên, cách này lại có điểm hạn chế là không có nước luộc rau nên ít được thực hiện.
Còn nếu luộc, bạn lưu ý cho lượng nước vừa đủ theo nhu cầu và cố gắng dùng hết bởi trong quá trình nấu, lượng vitamin hòa tan trong nước khá nhiều.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ
(Hội Dinh dưỡng Việt Nam)