Trong đó, Tập đoàn Nestlé xếp hạng Top 3 doanh nghiệp cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn ngừa các nguy cơ phá rừng.
Cụ thể, tổ chức phi lợi nhuận về môi trường Global Canopy (có trụ sở tại Anh quốc) vừa công bố báo cáo thường niên lần thứ 9 "Forest 500" năm 2023, đánh giá chính sách và hành động của 350 công ty và 150 định chế tài chính có tầm ảnh hưởng trên thế giới, liên quan đến nỗ lực góp phần ngăn ngừa nguy cơ phá rừng trong chuỗi cung ứng và các hạng mục đầu tư.
Nestlé đã đóng góp 1.000 cây gỗ lớn về Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai
Theo báo cáo, bảo vệ rừng là một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các chính sách nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) của chính phủ các nước sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu nỗ lực bảo vệ rừng.
Đánh giá về nỗ lực của khối tư nhân, báo cáo đã xếp hạng Nestlé vào Top 3 nhờ các cam kết và hành động cụ thể nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây ra phá rừng và góp phần phục hồi rừng tự nhiên mà vẫn đảm bảo được quyền con người. Báo cáo cũng cho thấy Nestlé là một trong số ít doanh nghiệp tiến hành giám sát hoạt động của các nhà cung ứng và các vùng sản xuất nguyên liệu mà doanh nghiệp đang sử dụng, nhằm thực hiện cam kết về ngăn ngừa phá rừng.
Trước đó, từ tháng 6/2021, Nestlé đưa ra chiến lược hướng đến góp phần ngăn chặn nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng của tập đoàn; hướng đến mục tiêu đến năm 2030 trồng được 200 triệu cây xung quanh hoặc ngay tại các nông trại mà doanh nghiệp đang thu mua nguyên liệu…
Tại Việt Nam, dự kiến trong năm nay, Nestlé sẽ cùng các đối tác và người nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên triển khai trồng thí điểm các loại cây rừng và cây ăn quả ngay trên các nương rẫy cà phê theo mô hình nông lâm kết hợp/ trồng xen canh, hướng đến mục tiêu trồng khoảng 2,5 triệu cây trong giai đoạn năm 2023 - 2027.