6 thay đổi cơ thể cần chú ý

27 Tháng 11, 2018 | 07:10

Bài viết này sẽ cung cấp cho quý đọc giả nhiều thông tin quan trọng, liên quan tới dấu hiệu thay đổi của cơ thể và những điều phải hết sức lưu ý đằng sau đó.

1. Môi khô hoặc nứt

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài do quá lạnh, môi khô nứt là một dấu hiệu rõ ràng của dị ứng. Trong trường hợp này, hãy chú ý đến mỹ phẩm mà bạn sử dụng, cũng như các sản phẩm vệ sinh răng miệng, thực phẩm bạn ăn và thậm chí cả thuốc men. 

Các vết nứt ở các góc miệng cho thấy cơ thể thiếu vitamin B, A và E. Nếu bạn cũng bị khô mắt, khô miệng và các vấn đề tiêu hóa đi kèm, bạn nên đến khám bác sĩ vì nó có thể là sự kết hợp các triệu chứng cụ thể của bệnh tự miễn gọi là hội chứng Sjögren.

2. Rụng lông mày

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 2.

Rụng lông mày quá mức có thể là do mức độ hoạt động tuyến giáp quá mức hoặc không đủ. Bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra tình trạng này.


3. Móng tay mỏng, nhạt màu

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 3.

Móng tay mỏng và nhợt nhạt có thể là dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt trong cơ thể, trong khi móng vàng có thể biểu hiện các rối loạn về gan và dạ dày hoặc nhiễm nấm. Các đốm trắng và sọc trên móng cho thấy cơ thể thiếu kẽm, đồng và iốt.


4. Mặt đỏ

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 4.

Ngoài trừ các nguyên nhân tự nhiên do thay đổi nhiệt độ, thời tiết, dị ứng thực phẩm, uống rượu thì mặt đỏ là dấu hiệu cho thấy mức hormone giảm, đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ mãn kinh của phụ nữ sau 40.

Một khuôn mặt đỏ cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng demodicosis, đi kèm với chóng mặt.

5. Tay khô và da khô trên cơ thể

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 5.

Khi da khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, tiêu thụ nhiều nước và dung nạp nhiều vitamin. Nhưng nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà không khỏi, thì da, tay khô có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và suy tuyến giáp hoặc do dị ứng với hóa chất tiếp xúc.


6. Rụng tóc

6 thay đổi cơ thể cần chú ý - Ảnh 6.

Theo các nhà khoa học Mỹ, có khoảng 80% -90% tóc của một người đang phát triển, trong khi phần còn lại thì rụng hoặc đang trong giai đoạn "nghỉ ngơi". Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng rụng tóc nhiều hơn đáng kể và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ, vì có một loạt các bệnh có thể được ẩn đằng sau triệu chứng này. Chúng có thể bao gồm nhiễm trùng da, rối loạn tuyến giáp, rối loạn tự miễn dịch...


Theo Rạng Đông (thegioitiepthi.vn)

Viết bình luận

CHUYÊN TRANG PHỤ NỮ

Email: phunu@nld.com.vn

NHẬN EMAIL MỚI HÀNG NGÀY

Đăng ký nhận tin mỗi ngày từ chuyên phụ nữ

Giấy phép số 115/GP- BTTTT cấp ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tổng Biên tập: TÔ ĐÌNH TUÂN
Địa chỉ: 123 - 127 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 - TPHCM, Điện thoại: 028-3930.6262 / 028-3930.5376, Fax: 028-3930.4707. Email: toasoan@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động. Các website khác đã được chúng tôi đồng ý cho khai thác thông tin, khi đăng lại phải ghi rõ nguồn: Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).