Tốt cho dạ dày
Đậu bắp chứa các thành phần vitamin, protein và các khoáng chất khác nhau. Pectin trong đậu bắp có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó có thể ngăn ngừa loét dạ dày và là một loại rau tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Bổ thận và tăng cường chức năng sinh lý
Trong đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, tăng cường chức năng sinh lí và tốt cho thận. Vì vậy, đậu bắp còn được gọi là “Viagra” thực vật.
Tốt cho tim mạch
Chất xơ trong đậu bắp dễ dàng hòa tan trong nước nên khi đi theo đường ruột sẽ có sự kết hợp với cholesterol trong thức ăn khác và thải ra ngoài cùng các chất cặn bã. Từ đó, nồng độ cholesterol xấu trong máu của bạn sẽ giảm xuống đồng thời chức năng tim được cải thiện và được bảo vệ.
Ngoài ra, đậu bắp cũng giàu canxi và sắt, có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu. Hơn nữa các chất dính nhầy trong đậu bắp có tác dụng hạ mỡ máu, lipid máu và cân bằng lượng đường trong máu. Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp cũng làm chậm tốc độ hấp thu đường trong đường tiêu hóa. Do vậy, loại thực phẩm này rất thân thiện với người bị bệnh tiểu đường.
Chống viêm, oxy hóa và ung thư
Nghiên cứu cho thấy đậu bắp chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa. Chúng sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ bạn trước những căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.
Nhờ tính chất giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp các hỗ trợ rất cần thiết cho các tế bào trong cuộc chiến đấu khỏi các gốc tự do - yếu tố có thể dẫn đến ung thư. Một loại protein có nhiều trong đậu bắp, đậu phộng và một vài loại hạt khác là lectin có thể được dùng để chữa ung thư vú.
Thực phẩm tránh kết hợp với đậu bắp
Theo nghệ nhân ẩm thực Trương Lê Nhung (Hà Nội) cho biết, không kết hợp đậu bắp với thực phẩm cũng có tính lạnh vì dễ gây khó chịu, đau bụng, tiêu chảy: Ngô, lúa mì, lúa mạch, kiều mạch, ý dĩ, củ ấu, tâm sen, đậu xanh...
Các loại rau tính lạnh: Cà chua, cần tây, cần ta, quả cà, rau cải, su hào, củ niễng, rau dền, rau chân vịt (cải bó xôi), xà lách, súp lơ, câu kỉ tử, đậu phụ, củ sen, bí đao, củ đậu, dưa chuột, nấm kim châm...
Các loại trái cây tính lạnh: Táo, lê, quýt, cam, dâu tây, xoài, quả tỳ bà, la hán quả, quả hồng, bưởi, chuối tiêu, khế, quả dâu ta, quả sung, kiwi, mía, dưa hấu, dưa lê...
Các loại thịt có tính lạnh: Trâu, vịt, thỏ, ếch, cá, bào ngư, cua đồng, cua biển, hàu, ngao, nghêu...
Người tì vị hư hàn, bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp cần hạn chế.
Khi ăn đậu bắp, không nên uống rượu, vì khi kết hợp chúng có thể gây kích thích dạ dày, đau bụng và tiêu chảy.
Lưu ý khi chế biến, bảo quản
Để làm giảm bớt tính lạnh của đậu bắp, bạn có thể chần qua rồi mới chế biến.
Khi chế biến và bày biện đậu bắp không nên dùng đồ bằng sắt hoặc đồng, vì sẽ khiến đậu bắp chuyển màu. Mặc dù điều này không có hại đến sức khỏe, nhưng hương vị của món ăn sẽ giảm xuống và kém thẩm mỹ.
Nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ phòng, đậu bắp dễ bị thâm và khô, do đó, cần bảo quản chúng trong tủ lạnh, có bọc giấy trắng.
Khi bị thái khúc, nhiều người đem rửa sạch chất dính nhớt chảy ra, tuy vậy, đây là cách làm mất chất dinh dưỡng của đậu bắp. Do đó, không nên rửa sạch chất nhớt đó.
Khi xào đậu bắp, nhất định không được cho thêm nước vào xào, cũng không được xào to lửa hoặc xào quá lâu vì sẽ khiến đậu bắp mất màu xanh và mất chất dinh dưỡng.